xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Nút khẩn cấp” bảo vệ phụ nữ

Xuân Mai

Bị chồng cũ mắng chửi bên ngoài nhà, cô Jaina Maria bấm nút và 4 phút sau, cảnh sát xuất hiện

Cô Jaina Maria là một trong số hàng chục phụ nữ ở TP Vitoria - Brazil được cung cấp thiết bị có tên là “nút khẩn cấp”. Đây là biện pháp đối phó nạn bạo hành gia đình đang được thí điểm.
img
Cô Jaina Maria (phải) yên tâm hơn sau khi được cấp “nút khẩn cấp” Ảnh: CNN

Không dám bén mảng

Sau khi ly hôn, Maria thề không bao giờ trở về căn hộ, nơi cô từng bị chồng cũ đánh đập dã man. Chỉ những vết thương trên người từ những trận đòn cũ, cô kể lại: “Ông ta túm lấy tóc rồi xô tôi vào gương khiến chúng vỡ vụn”.

Maria tâm sự cô kết hôn được 6 năm thì bắt đầu bị chồng “tra tấn”. Cô chịu đựng thêm 4 năm nữa nhưng cũng đành phải ly dị. Vậy mà vẫn không thoát, người chồng cũ tiếp tục xuất hiện trước nhà và đe dọa cô, thậm chí dùng cả dao.

Sau sự cố đó, tòa án cấp cho Maria “nút khẩn cấp”. Thiết bị này khi được kích hoạt sẽ phát ra tín hiệu định vị người sử dụng và tự động ghi âm lại cuộc trò chuyện, nhờ đó có thể cung cấp bằng chứng vô cùng hữu ích tại tòa.

Maria nhận được thiết bị không lâu, người chồng cũ quen thói lại đến dọa nạt cô. Maria liền bấm nút và chỉ trong vòng 4 phút, cảnh sát đã có mặt. Gã đàn ông hung hăng kia bị tống vào tù 21 ngày vì vi phạm lệnh cấm tiếp cận vợ cũ. Từ khi ra tù, ông ta không còn dám đến gần Maria nữa.

Đài CNN cho biết kể từ khi dự án “nút khẩn cấp” được thực hiện đầu năm nay, đã có 5 trường hợp bị kết tội bạo hành gia đình tại Vitoria - thành phố có tỉ lệ phụ nữ bị giết hại cao nhất ở Brazil. Một nghiên cứu mới đây cho thấy cứ 100.000 phụ nữ thì có đến 13,2 người bị giết ở Vitoria, cao gấp 3 lần so với mức trung bình của cả nước.

Răn đe hiệu quả

Thiết bị “nút khẩn cấp” được cấp cho những phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ bị bạo hành, chủ yếu là từ bạn đời cũ. Theo các quan chức tòa án, dự án đã làm chùn tay những kẻ có máu bạo lực bởi họ không thể biết được đối tượng mình sắp hành hung có dùng “nút khẩn cấp” hay không.

Thiết bị này nhỏ hơn điện thoại di động nên dễ dàng giấu trong người và kích hoạt khi cần. Cảnh sát Jadir Almeida da Silva cho biết: “Chúng tôi sẽ có mặt nhanh nhất có thể vì những người bấm “nút khẩn cấp” đang là mục tiêu của hành động bạo lực nghiêm trọng”.

Dự án tại Vitoria thu hút sự chú ý không chỉ ở Brazil mà còn ở những nước láng giềng cũng phổ biến nạn bạo hành gia đình không kém. Liên Hiệp Quốc cũng hoan nghênh dự án và sẽ mời thị trưởng Vitoria đến trình bày tại trụ sở ở New York - Mỹ trong thời gian tới.

Tiến sĩ Sonia Lyra, bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Jayme Santos Neves và cũng từng là nạn nhân của bạo lực gia đình, cho rằng “nút khẩn cấp” còn giúp phụ nữ yên tâm xây dựng cuộc sống mới. “Khi có được thiết bị này, tôi có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới mà không sợ chồng cũ làm tổn thương mình và các con” - cô Lyra vui mừng.

Jaina Maria giờ đây cũng đã có thể tự tin rời khỏi nhà và bắt tay vào công việc mới. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo