xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tan rã liên minh xuyên Đại Tây Dương?

XUÂN MAI (lược dịch theo Tạp chí Der Spiegel)

Mối quan hệ hiện tại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ không thể được gọi là hữu nghị và cũng khó có thể xem là đối tác

Một trong những điều được nói nhiều nhất về Tổng thống Mỹ Donald Trump là kỹ năng đàm phán. Nhưng ông chưa bao giờ thành thạo nghệ thuật đàm phán. Ông từng trả giá khá cao cho các tài sản chất lượng dưới chuẩn khi còn kinh doanh và cũng không thể hiện sự kiên nhẫn cần có của một chính trị gia. Chiến lược và chiến thuật hầu như xa lạ với ông, người chỉ giỏi phá hỏng chuyện.

Ông Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Chống biến đổi khí hậu Paris trong khi hứa hẹn một thỏa thuận tốt hơn cho nước Mỹ. Nhưng đến nay vẫn chưa có thỏa thuận nào như thế, không có kế hoạch cũng như các cuộc đàm phán thiết thực. Trong khi đó, điều quan trọng duy nhất đối với ông chủ Nhà Trắng là dỡ bỏ di sản của người tiền nhiệm Barack Obama. Ông Trump cam kết cải thiện đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền của ông Obama nhưng rốt cuộc hủy bỏ Obamacare và cũng không có động thái gì để tìm kiếm phiên bản thay thế nó.

Giờ đây, ông Trump đang "soạn lại bổn cũ" trên trường quốc tế khi cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran là "thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước đến nay" và cũng là lý do khiến ông rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2015 được xem là kiệt tác về ngoại giao quốc tế nhưng hiện chưa có kế hoạch khởi động đàm phán mới. Ông Trump muốn khuất phục chính phủ Iran bằng các biện pháp trừng phạt nhưng điều này khó có thể xảy ra. Tại Tehran, những lãnh đạo nào tỏ ra yếu đuối đều bị loại bỏ.

Iran có lẽ không đi theo con đường leo thang cực đoan vì một hướng đi như thế không mang lại lợi ích gì. Tuy nhiên, Tehran có thể ngăn các quan sát viên quốc tế vào nước mình và ngừng cung cấp thông tin về hoạt động làm giàu urani. Họ cũng sẽ tìm cách che giấu những gì phương Tây muốn biết.

Tan rã liên minh xuyên Đại Tây Dương? - Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) không thể thuyết phục ông Donald Trump duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran trong chuyến thăm Mỹ cuối tháng 4 Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, những lợi ích từ động thái quyết liệt của Washington là gì? Không có gì ngoài sự hỗn loạn tại những nơi từng trật tự và sự thất thường của Mỹ sau nhiều thập kỷ ổn định. Hiện thực gây sốc nhất lại ảnh hưởng trực tiếp đến châu Âu: Phương Tây mà họ từng biết trước đây không còn tồn tại. Mối quan hệ hiện tại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ không thể được gọi là tình hữu nghị và cũng khó có thể được xem là quan hệ đối tác.

Giọng điệu của ông Trump cho thấy sự phớt lờ 70 năm tín nhiệm giữa hai bên. Ông muốn tăng thuế nhập khẩu đánh vào những mặt hàng từ EU và đòi hỏi sự phục tùng. Giờ không phải là lúc hỏi xem liệu Đức và châu Âu có tham gia các hoạt động can thiệp quân sự tại Afghanistan hoặc Iraq hay không. Thay vào đó, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương về chính sách kinh tế, đối ngoại và an ninh có tồn tại hay không.

Câu trả lời là "không", nhất là sau khi chứng kiến những gì ông chủ Nhà Trắng đã dỡ bỏ trong suốt 16 tháng qua. Châu Âu đã mất khả năng bảo vệ, sự bảo đảm những giá trị chung và ảnh hưởng chính trị toàn cầu vốn chỉ có thể phát huy khi Mỹ kề vai sát cánh. Điều gì sẽ xảy ra từ giờ cho đến khi ông Trump khép lại nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng? Vẫn còn nhiều thời gian cho căng thẳng thêm leo thang.

Châu Âu nên bắt đầu chuẩn bị cho một nước Mỹ thời hậu ông Trump và tránh kích động Washington từ giờ cho đến lúc đó. Họ có thể chứng tỏ cho Tehran thấy mong muốn duy trì thỏa thuận hạt nhân và có thể khuyến khích các công ty quy mô vừa không có khách hàng Mỹ tiếp tục làm ăn với các đối tác Iran.

EU có lẽ sẽ phải tìm cách bảo vệ các công ty lớn hơn, như tìm cách thúc giục Liên Hiệp Quốc hành động ngay cả khi điều này chỉ mang tính biểu tượng bởi Mỹ có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an. Trong nhiều năm qua, châu Âu thường đề cập việc phát triển một chính sách đối ngoại chung mạnh mẽ và điều này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết lúc này.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra lúc đó? Cái khó ở đây là làm sao cân bằng giữa quyết tâm và cư xử khéo. Chống lại Mỹ trong hân hoan cũng nguy hiểm không kém sự bất chấp. Tuy nhiên, sự khuất phục cũng không dẫn đến đâu bởi châu Âu không thể ủng hộ những chính sách bị đánh giá là nguy hiểm. Ông Trump là người coi thường sự yếu đuối nên sẽ không có phần thưởng nào cho những ai như thế. Kháng cự Mỹ khôn ngoan là điều cần thiết bây giờ dù điều này nghe thật ngớ ngẩn và đáng buồn. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo