xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thượng viện Mỹ phản ứng Trung Quốc

HOÀNG PHƯƠNG

Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích Trung Quốc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý hầu như toàn bộ biển Đông và quyết định đưa quân đến đồn trú ở đó

Thượng viện Mỹ hôm 2-8 đã chính thức thông qua nghị quyết về biển Đông nhằm thể hiện phản ứng trước những động thái mới đây của Trung Quốc trên vùng biển này.

Theo website của Thượng viện Mỹ, nghị quyết mang số hiệu S. Res. 524 tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington đối với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc với ASEAN năm 2002. Nghị quyết cũng ủng hộ việc các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc tiến tới hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ.

img

Thượng nghị sĩ John Kerry - người đệ trình nghị quyết về biển Đông. Ảnh: AP

Nghị quyết kêu gọi các bên liên quan tự kiềm chế, tránh những hoạt động gây phức tạp hoặc làm leo thang các cuộc tranh chấp thêm, trong đó có việc đưa người ra những đảo, bãi đá, bãi cát ngầm hiện không có người ở; ủng hộ một tiến trình ngoại giao cộng tác của tất cả các bên liên quan để giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế với tinh thần xây dựng; tái khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ các nước Đông Nam Á bảo đảm cường thịnh, độc lập, hòa bình và ổn định; mở rộng và làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh và văn hóa với ASEAN và các quốc gia thành viên.

Nghị quyết cũng ủng hộ việc tăng cường các hoạt động của quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực biển Đông; ủng hộ tự do hàng hải, việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả những giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Nghị quyết trên do thượng nghị sĩ John Kerry đệ trình hôm 23-7 và được sự bảo trợ của các thượng nghị sĩ Susan Collins, James Inhofe, Carl Levin, Joseph Lieberman, Richard Lugar, John McCain và Jim Webb.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3-8 đã chỉ trích việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý hầu như toàn bộ biển Đông và quyết định đưa quân đến đồn trú ở đó. Trong tuyên bố đăng tải trên website của mình, bộ này cho rằng những động thái trên “đã đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao cộng tác nhằm giải quyết bất đồng và khiến tình hình căng thẳng có nguy cơ leo thang trong khu vực”.
Tuyên bố nêu rõ Washington lo ngại về sự gia tăng căng thẳng ở biển Đông và đang giám sát chặt chẽ tình hình. Bộ Ngoại giao Mỹ thúc giục tất cả các bên thực hiện những bước đi nhằm giảm bớt căng thẳng theo đúng tinh thần của DOC, đồng thời làm rõ và theo đuổi những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. 

Bắc Kinh đối mặt nhiều thách thức

Trung Quốc đang đối mặt với không ít thách thức lớn về kinh tế và chính trị, trong đó những thách thức chính trị là nghiêm trọng hơn. Đó là nhận định được ông Martin Feldstein, chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và hiện là giáo sư tại Đại học Harvard, đưa ra trong bài viết đăng trên báo The Wall Street Journal hôm 2-8.

Theo tác giả, Trung Quốc sẽ đối mặt với không ít vấn đề kinh tế về lâu dài. Chẳng hạn như tình trạng dân số già đi nhanh chóng do chính sách một con sẽ tạo ra không ít khó khăn trong việc cung cấp phúc lợi và sự chăm sóc sức khỏe cho người về hưu.

Dù vậy, những thách thức về mặt chính trị thậm chí còn lớn hơn và khó giải quyết hơn. Đứng đầu danh sách những vấn đề mà Trung Quốc đang đối mặt trong nước là nạn tham nhũng, sự chênh lệch thu nhập và đường lối lãnh đạo. Đi cùng với những khó khăn chính trị trong nước là những thách thức mà Trung Quốc đối mặt ở bên ngoài. Nổi bật nhất là việc nước này ngày càng hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Đông và những quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Những tuyên bố này đặt Bắc Kinh vào thế xung đột với các nước Đông Á khác. Hệ quả của những chính sách hung hăng đó là các nước Đông Á đang tránh xa Trung Quốc và tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ.

Bài viết kết luận rằng đứng trước những thách thức trên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc trong 10 năm tới sẽ có nhiều việc để làm ở trong và ngoài nước nếu muốn đất nước duy trì được sự trỗi dậy “thành công” và “hòa bình” trong nền kinh tế toàn cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo