xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc lấn sân sau của Mỹ

Hoàng Phương

Thách thức lớn nhất trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ Latin là yếu tố địa chính trị

Diễn đàn hợp tác đầu tiên giữa Trung Quốc với Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh ngày 8 và 9-1. Tại đây, đại diện của 30 nước và một số tổ chức dự kiến bàn biện pháp tăng cường hợp tác song phương về nhiều mặt trong thời gian tới.

Đây được xem là bước đi mới nhất của Bắc Kinh trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng tại Mỹ Latin, khu vực lâu nay vẫn được xem là sân sau của Mỹ. Hồi tháng 7-2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du 7 ngày đến khu vực này, trong đó kêu gọi Peru, Brazil và Trung Quốc thảo luận kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt từ bờ biển Thái Bình Dương của Peru đến bờ biển Đại Tây Dương của Brazil.  Diễn đàn đang diễn ra cũng được chính thức khởi động nhân chuyến thăm trên.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Tổng thống Luis Guillermo Solis của Costa Rica, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên CELAC, tại Bắc Kinh hôm 6-1Ảnh: China Daily
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Tổng thống Luis Guillermo Solis của Costa Rica, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên CELAC, tại Bắc Kinh hôm 6-1Ảnh: China Daily

 

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ Latin trong năm 2013 đạt 261,6 tỉ USD, tăng 20 lần so với năm 2000. Theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ Latin, đồng thời đầu tư hơn 80 tỉ USD vào đây. Ông Cận Bá Tống, nhà nghiên cứu cấp cao tại Học viện Hợp tác thương mại và kinh tế quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh có thể sử dụng diễn đàn nói trên để mở rộng hợp tác từ những lĩnh vực truyền thống như năng lượng, nông nghiệp sang những ngành công nghiệp mới, như công nghệ cao. Ngoài ra, ông Triệu Xương Huy, nhà kinh tế tại Hội Tài chính quốc tế Trung Quốc, cho rằng nước này có thể công bố thêm các dự án đầu tư mới tại Mỹ Latin. “Trung Quốc cần hàng hóa và tài nguyên của Mỹ Latin, còn các nước ở đây đang tìm cách tránh xa địa chính trị truyền thống mà Mỹ có vai trò thống trị” - ông Triệu giải thích.

Ông Tạ Đào, giáo sư tại Trường ĐH Nghiên cứu nước ngoài Bắc Kinh, nhận định rằng những động thái trên của Bắc Kinh cho thấy ảnh hưởng kinh tế của Washington tại sân sau đang sụt giảm dù vai trò chính trị to lớn vẫn còn. “Số lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ Latin đang tăng khiến nhu cầu về hàng hóa Mỹ giảm đi” - ông Tạ Đào nhận định với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông). Cũng theo chuyên gia này, thách thức lớn nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latin là yếu tố địa chính trị. Chẳng hạn, chính phủ Mexico gần đây hủy thỏa thuận xây dựng đường sắt cao tốc với một nhóm công ty do Trung Quốc đứng đầu. “Các nước phát triển, như Mỹ, có thể lo ngại Trung Quốc đang đột nhập sân sau của mình. Vì thế, điều quan trọng nhất là Trung Quốc cần nói rõ mục đích của mình là tìm kiếm sự hợp tác cởi mở, thân thiện chứ không có ý định đe dọa ai” - ông Tạ Đào nói.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo