xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truy lùng ông Yanukovych

HOÀNG PHƯƠNG

Có thông tin nói Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych đang ở bán đảo Crimea thân Nga và được lính thủy đánh bộ láng giềng bảo vệ

Các nhà lãnh đạo lâm thời ở Ukraine hôm 24-2 đã ra lệnh truy nã Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych với cáo buộc thảm sát người biểu tình ôn hòa tại Kiev.

Ở cùng lính Nga?

Trong tuyên bố đăng tải trên Facebook, quyền Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakhov cho biết ông Yanukovych bị truy nã cùng một số quan chức khác. Theo AP, đã xuất hiện những lời kêu gọi đưa ông Yanukovych ra xét xử vì cáo buộc lạm dụng quyền lực, làm giàu bất chính cho các đồng minh và trấn áp người biểu tình.

Cũng theo ông Avakhov, nhà lãnh đạo Ukraine đã chạy đến bán đảo Crimea tự trị thân Nga hôm 23-2 và rời đoàn tùy tùng an ninh chính thức trước khi đến một địa điểm không rõ. Có nguồn tin nói đã nhìn thấy ông Yanukovych ở thành phố cảng Sevastopol thuộc Crimea và là nơi đóng quân của Hạm đội biển Đen (Nga). Chưa hết, nghị sĩ đối lập Volodym Kurennoy dẫn một nguồn tin cho biết ông Yanukovych đã bị bắt ở Crimea. Trái lại, cổng tin tức Liga.net trích lời một số cư dân Sevastopol nói ông Yanukovych đang ở cùng lực lượng lính thủy đánh bộ Nga. Tất cả những thông tin trên đều chưa được kiểm chứng.

Lệnh truy nã ông Yanukovych được đưa ra trong bối cảnh tình hình tại Crimea trở nên căng thẳng sau “cuộc đảo chính” ở Kiev. Tại Sevastopol, các chính khách thân Nga và hàng ngàn người đã tuần hành hôm 23-2 để phản đối hành động phế truất ông Yanukovych, đồng thời đòi thêm quyền tự trị cho khu vực này. Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, lực lượng biểu tình đang kiểm soát Kiev có ý “Đông tiến” để giành lấy quyền kiểm soát từ tay những người thân Nga, dẫn đến nỗi lo bùng phát bạo lực, thậm chí là nội chiến.

Các nhà hoạt động thân Nga tuần hành tại Simferopol, thuộc bán đảo Crimea hôm 23-2Ảnh: Reuters
Các nhà hoạt động thân Nga tuần hành tại Simferopol, thuộc bán đảo Crimea hôm 23-2Ảnh: Reuters

Nợ chồng chất

Lo ngại nguy cơ Ukraine bị chia cắt, phương Tây đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Bên cạnh đó, xuất hiện những cảnh báo Nga không nên can thiệp vào Ukraine.

Phát biểu trên đài NBC (Mỹ) hôm 23-2, Cố vấn  an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, bà Susan Rice, nhận định sẽ là một “sai lầm khủng khiếp” nếu Nga điều quân sang Ukraine để khôi phục một chính phủ thân Moscow. “Ukraine, Nga, châu Âu hoặc Mỹ đều không muốn chứng kiến Ukraine bị chia cắt. Không ai muốn bạo lực tái diễn và leo thang” - bà Rice nhấn mạnh. Ngoại trưởng Anh William Hague thẳng thừng hơn khi cảnh báo về "sự cưỡng ép từ bên ngoài" hay sự can thiệp của Nga để bảo vệ những người nói tiếng Nga trên bán đảo Crimea.

Cùng ngày, Nga triệu đại sứ tại Kiev về nước để phân tích tình hình Ukraine một cách toàn diện. Dù vậy, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí phải bảo đảm “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine và thành lập gấp một chính phủ để ổn định lại tình hình kinh tế lẫn chính trị.

Dù ai lên nắm quyền ở Ukraine thì thách thức lớn nhất vẫn là tìm đường thoát cho nền kinh tế lao đao của nước này. Bộ trưởng Tài chính lâm thời Yuriy Kolobov hôm 24-2 thông báo Ukraine cần đến 35 tỉ USD viện trợ đến cuối năm 2015 và yêu cầu các nhà tài trợ phương Tây tổ chức hội nghị quốc tế trong vòng 2 tuần tới để hỗ trợ. Nợ quốc gia của Ukraine đang ở mức khoảng 73 tỉ USD và cần trả chừng 6 tỉ USD trong năm nay.

Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, đến Kiev trong ngày 24-2 để thảo luận về sự hỗ trợ của tổ chức này. Trước đó, trong động thái tìm kiếm ảnh hưởng đối với Ukraine, các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết sẵn sàng giúp nước này vực dậy nền kinh tế. Washington đã lên tiếng hối thúc Kiev làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 

Chờ đợi là ​thượng sách

Hãng tin Reuters nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đối mặt với lựa chọn khó khăn sau khi đồng minh Viktor Yanukovych bị lật đổ. Hy vọng xây dựng một khối thương mại lớn, với Ukraine là thành viên quan trọng, có nguy cơ tan vỡ song lao vào một “cuộc chiến” mới với EU để lôi kéo Ukraine lúc này sẽ khiến Moscow gặp không ít rủi ro.

Vì thế, một số nhà phân tích nhận định lựa chọn tốt nhất cho Nga là chờ đợi trong lúc âm thầm ủng hộ sự phân quyền ở Ukraine. Bên cạnh đó, báo Washington Post chỉ ra Nga vẫn còn một công cụ mạnh mẽ để lật ngược tình thế tại Ukraine: Moscow đang cung cấp hầu hết khí đốt cho Kiev và là chủ nợ không nhỏ của láng giềng. Nga cũng có thể lựa chọn tiếp tục thực thi gói cứu trợ 15 tỉ USD cho Ukraine hay không. Thỏa thuận được ký 2 tháng trước này đem lại số tiền không nhỏ cho Kiev vốn đang nợ đầm đìa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo