xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Truyền thông thế giới chia rẽ

Hoàng Phương

Giới truyền thông khắp thế giới đều lên án vụ thảm sát tại tuần báo trào phúng Charlie Hebdo hôm 7-1 và bày tỏ sự ủng hộ đối với đồng nghiệp dù mức độ thể hiện có khác nhau.

Tại Mỹ, hơn 30 tổ chức báo chí đưa tên tuổi lên một tấm ảnh có dòng chữ “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) để thể hiện sự đoàn kết với Charlie Hebdo. Tuy nhiên, đa số các tờ báo và hãng tin lớn - như The New York Times, The Wall Street Journal, AP... - không đăng lại các tranh biếm họa gây tranh cãi của Charlie Hebdo về nhà tiên tri Hồi giáo Mohammad. Chỉ có 2 trang tin Daily Beast và Slate vẫn cho đăng tải.

“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, ban biên tập báo The New York Times quyết định rằng mô tả các tranh biếm họa tranh cãi bằng câu chữ đã cung cấp đủ thông tin cần thiết cho độc giả” - người phát ngôn Công ty The New York Times Danielle Rhoades Ha giải thích. Người phát ngôn AP cho biết chính sách lâu nay của hãng là tránh dùng những hình ảnh khiêu khích.

 

Hơn 30 tổ chức báo chí Mỹ đã đưa tên tuổi lên một tấm ảnh có dòng chữ “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) Ảnh: poynter.org
Hơn 30 tổ chức báo chí Mỹ đã đưa tên tuổi lên một tấm ảnh có dòng chữ “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) Ảnh: poynter.org

 

Tại châu Âu, một số tờ báo lớn -  Le Monde (Pháp), El Pais (Tây Ban Nha), The Guardian (Anh), Süddeutsche Zeitung (Đức), La Stampa (Ý), Gazeta Wyborcza (Ba Lan) - ra tuyên bố chung lên án vụ thảm sát. Tuyên bố gọi đây là sự tấn công không chỉ với tự do báo chí, ngôn luận mà còn nhằm vào “những giá trị cơ bản của các xã hội dân chủ ở châu Âu”. Đi xa hơn, báo Berlingske (Đan Mạch) và nhật báo hàng đầu nước Ý Corriere della Sera đăng lại một số tranh biếm họa của Charlie Hebdo về nhà tiên tri Mohammad. Bà Lisbeth Knudsen, tổng biên tập Berlingske, cho biết làm vậy không phải để phản đối mà muốn giúp độc giả biết rõ hơn về tuần báo Charlie Hebdo, nạn nhân của một sự kiện khủng khiếp.

Dù cũng lên án gay gắt vụ tấn công tại Paris nhưng ông Georgy Mirsky, chuyên gia có tiếng của Nga về Trung Đông, cho rằng tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammad không nên có chỗ đứng trong báo chí tự do. “Có những thứ bạn không thể đụng tới” - ông Mirsky viết trên blog của đài phát thanh Echo of Moscow. Reuters cũng chỉ ra một thực tế rằng nhiều nghệ sĩ phải sống trong cảnh lẩn trốn hoặc được bảo vệ nghiêm ngặt vì bị cáo buộc xúc phạm đạo Hồi. Chẳng hạn họa sĩ Lars Vilks (Thụy Điển) được cảnh sát bảo vệ sau khi vẽ một biếm họa bị xem là xúc phạm nhà tiên tri Mohammad năm 2007, khiến một nhóm có liên hệ với Al-Qaeda treo giải thưởng 100.000 USD cho tính mạng ông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo