xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tymoshenco - Công chúa khí đốt

NGÔ SINH

Cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko đã thu hút sự chú ý của cả thế giới như một nhà lãnh đạo phe đối lập sáng chói nhất ở Ukraine

Được trả tự do hôm 22-2 sau 2 năm rưỡi ngồi tù, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko (53 tuổi), thủ lĩnh phe đối lập, đã quay trở lại chính trường nước này với một phong thái như bà chưa bao giờ rời xa nó vậy. Theo tường thuật của đài CNN, bà Tymoshenko được cả biển người biểu tình hoan nghênh khi xuất hiện trên chiếc xe lăn tại quảng trường Độc Lập.

Anh hùng trong cách mạng cam

Yulia Tymoshenko sinh ngày 27-11-1960 ở thành phố công nghiệp Dnipropetrovsk. Cha bỏ rơi gia đình khi Tymoshenko mới lên 1 tuổi và người mẹ đã phải một mình nuôi dạy con gái. Năm 1999, Tymoshenko bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế Kiev. Trước khi theo đuổi sự nghiệp chính trị, Tymoshenko là một doanh nhân thành đạt trong ngành công nghiệp khí đốt nhưng thích tranh luận, đồng thời trở thành một trong những người giàu nhất nước, theo ước tính của một số người.

Tymoshenko từng làm tổng giám đốc Công ty Xăng dầu Ukraine, cung cấp nhiên liệu cho ngành nông nghiệp Dnipropetrovsk từ năm 1991-1995. Năm 1995, doanh nghiệp này được tái tổ chức thành Công ty Hệ thống Năng lượng Thống nhất Ukraine (EUSU) và Tymoshenko làm chủ tịch. EUSU là nhà nhập khẩu chính khí đốt thiên nhiên Nga vào Ukraine từ năm 1995 đến tháng 1-1997. Trong khoảng thời gian này, Tymoshenko được mệnh danh là “công chúa khí đốt” do nổi tiếng về sự giàu có nhờ kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng và có mối quan hệ làm ăn với nhiều nhân vật quan trọng ở Ukraine. Trong giai đoạn 1995-1997, Tymoshenko được xem là một trong những người giàu nhất Ukraine.

Cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Kiev hôm 22-2. Ảnh: EPA
Cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Kiev hôm 22-2. Ảnh: EPA

Bà làm thủ tướng Ukraine từ ngày 24-1 đến 8-9-2005 và từ ngày 18-12-2007 đến 11-3-2010. Tymoshenko bước vào chính trường từ năm 1996 khi được bầu vào quốc hội với số phiếu kỷ lục 92,3%. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, vì cương quyết từ chối hợp tác với các giới chức tham nhũng của Ukraine nên công ty của bà đã bị dẹp bỏ theo đề nghị của Tổng thống Leonid Kuchma. Kể từ năm 1998, Tymoshenko đã trở thành một trong những chính khách quan trọng nhất Ukraine và là nhân vật có ảnh hưởng tại quốc hội, được chỉ định làm chủ tịch Ủy ban Ngân sách. Tháng 3-1999, Tymoshenko thành lập Đảng Tổ quốc và đến tháng 9 cùng năm, đảng này đã chính thức được đăng ký là một chính đảng.

Với bài diễn văn hùng hồn giúp lật ngược chiến thắng của ông Viktor Yanukovych trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, Tymoshenko đã bắt đầu nổi tiếng trên trường quốc tế. Bà được xem là vị anh hùng trong cách mạng cam năm 2004 - làn sóng biểu tình ôn hòa đã đưa đến kết quả bà làm thủ tướng, còn ông Viktor Yushchenko làm tổng thống. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, mối quan hệ của họ đã trở nên xấu đi. Bà từng được xếp thứ ba trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2005 của tạp chí Forbes nhưng bị loại khỏi danh sách 100 người Ukraine giàu nhất năm 2006.

Tù nhân chính trị

Cựu thủ tướng Tymoshenko luôn biện luận rằng các cáo buộc bà lạm dụng quyền lực là những lời giả trá được kích động bởi ông Viktor Yanukovych - người mà bà đã góp phần lật đổ vào năm 2004 và sau đó quay lại đánh bại bà trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2010. Bà cũng đối mặt với lời buộc tội trốn thuế trong thời gian đứng đầu công ty năng lượng tư nhân vào thập niên 1990. Trước đây, các luật sư của Tymoshenko cho biết nhà chức trách muốn bà ngồi tù cho đến hết phần đời còn lại. Tuy nhiên, từ lâu, bà vẫn là người đem lại may mắn cho phe đối lập Ukraine và các đồng minh chính trị vẫn hy vọng một lúc nào đó bà sẽ quay trở lại chính trường. “Các anh hùng không bao giờ chết” - bà Tymoshenko đã tuyên bố với đám đông người ủng hộ.

Năm 2011, Tymoshenko lãnh 7 năm tù giam vì bị kết tội lạm quyền khi ký kết thỏa thuận khí đốt với Nga năm 2009. Khi đó, công tố viên nhận định thỏa thuận này gây thiệt hại cho Ukraine đến hơn 1,5 tỉ hryvnia (gần 190 triệu USD theo tỉ giá vào thời điểm trên). Thêm vào đó, tòa án còn phán quyết bà phải trả lại số tiền đó. Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng bản án này mang động cơ chính trị và yêu cầu nhà chức trách Ukraine trả tự do cho bà. Trong khi đó, Mỹ và một số quốc gia phương Tây khác gọi bà là tù nhân chính trị. Thoạt đầu, Tymoshenko được đưa đến nhà tù Lukyanivska và ở đó, bà phải chịu chứng đau lưng dữ dội. Cuối năm 2011, Tymoshenko chuyển đến nhà tù ở Kharkov nhưng sức khỏe không cải thiện và các bác sĩ cho biết bà cần được đặc trị. Năm 2012, bà đã bị cai ngục đánh đập đến ngất xỉu khi khăng khăng yêu cầu được đưa đến bệnh viện địa phương để chữa bệnh. Sau đó, bà tuyệt thực trong suốt 3 tuần để thu hút sự chú ý của dư luận đối với tình hình bạo lực và thiếu nhân quyền ở Ukraine.

Những người ủng hộ Tymoshenko luôn xem bà là một “chiến sĩ cách mạng” đầy quyến rũ và thách thức những kẻ tham nhũng. Sự công kích của Tymoshenko nhắm vào giới tài phiệt vốn trở nên phát đạt dưới thời chính quyền Leonid Kuchma trước cách mạng cam đã khiến nhiều người Ukraine yêu thích bà hơn vào thời điểm họ đã thất vọng vì nền kinh tế đất nước trì trệ và nạn tham nhũng triền miên.

Theo đài BBC, sự kiện Tymoshenko được trả tự do có thể là kết quả hiệp ước do Liên minh châu Âu làm trung gian hòa giải giữa ông Yanukovych - đối thủ của bà - và phe đối lập. Sự đảo ngược số phận của 2 nhân vật Tymoshenko và Yanukovych trên chính trường Ukraine hiện nay được xem là tiếng vang dội kỳ lạ của cuộc cách mạng cam cách đây 1 thập kỷ - cuộc phản đối quy mô đã khiến ông Yanukovych đánh mất chiến thắng. Bà Tymoshenko với mái tóc vàng được tết công phu đã thu hút sự chú ý của cả thế giới như một nhà lãnh đạo phe đối lập sáng chói nhất ở đất nước 46 triệu dân có tầm quan trọng to lớn đối với Nga, châu Âu và Mỹ. 

Người chồng tị nạn

Chồng của cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko là Oleksander Tymoshenko, một doanh nhân, hiện sở hữu trang trại trứng và là nhà sáng lập 2 công ty sản xuất trang thiết bị cho các cơ sở y tế. Cha ông là Hennady Tymoshenko, một cán bộ Đảng Cộng sản. Oleksander Tymoshenko rất hiếm khi xuất hiện trước công chúng cùng với vợ và chưa bao giờ trả lời phỏng vấn cũng như bình luận công khai về công việc của bà Tymoshenko và cuộc sống riêng tư của họ.

Đầu tháng 1-2012, ông Tymoshenko đã được Cộng hòa Czech chấp thuận cho tị nạn theo đề nghị trước đó. Ông tâm sự: “Tôi đưa ra quyết định như thế để không cho nhà chức trách Ukraine thêm một cơ hội nào gia tăng áp lực lên Tymoshenko”.

 

Kỳ tới: Biểu tượng tranh đấu ở Ukraine

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo