xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

20 năm vẫn phận “con nuôi”

YẾN ANH

Lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một hội nghị không nghỉ trưa để nghe các trường ngoài công lập bày tỏ bức xúc

Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức ngày 14-3 tại Hà Nội với sự tham dự của đông đảo các trường ĐH, CĐ ngoài công lập.

“Chẳng còn tép mà bắt”

Trong khi Bộ GD-ĐT thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của khối trường này như: điều kiện bảo đảm chất lượng chưa tương xứng, không ít trường vi phạm quy chế tuyển sinh và đào tạo, không thực hiện hoặc chậm thực hiện cam kết thành lập trường, mâu thuẫn nội bộ trong một số trường… thì người trong cuộc lại mạnh mẽ phản ứng về cách đối xử thiên vị của bộ này.

GS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh, cho rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục ngoài công lập chưa đồng bộ, chưa tạo được cơ chế pháp lý để thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục. “Toàn người công lập làm chính sách cho dân lập, tư thục nên không thể đúng với thực tiễn” - ông Hùng phản ứng.

 

GS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh: “Toàn người công lập làm chính sách cho dân lập, tư thục...”Ảnh: XUÂN TRUNG
GS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh: “Toàn người công lập làm chính sách cho dân lập, tư thục...”Ảnh: XUÂN TRUNG

 

Theo GS Cao Văn Phường, Hiệu trưởng Trường ĐH Bình Dương, về mặt nhận thức xã hội, ngay cả cấp quản lý vĩ mô cũng còn phân biệt, xem các trường ngoài công lập không phải là của nhà nước, trường tốp dưới nên chính sách đất đai, thuế, chính sách cho sinh viên theo học các trường này chưa công bằng. Suốt 6 năm, chỉ có 4 trường dân lập chuyển đổi được sang tư thục, vẫn còn 15 trường chưa chuyển đổi được do những quy định bất cập của pháp luật. Chưa hết, việc Bộ GD-ĐT cho ra đời hàng loạt trường không phù hợp quy hoạch với sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, đất đai và suất đầu tư cho sinh viên 6 triệu đồng/năm; các trường công lập tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trường mới mở cũng tuyển sinh hàng chục ngành... đã đẩy các trường ngoài công lập vào thế khó.

Theo bà Trần Kim Phương, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ ASEAN, trường dân lập sai là ngay lập tức bị “triệt hạ”, trong khi các trường công lập có sai cũng bị xử lý nhẹ tay. Bà Phương đề nghị Bộ GD-ĐT cần xác định rõ vai trò của trường công lập. “Đã được bao cấp hoàn toàn thì trường công phải xác định rõ vai trò đào tạo của mình chứ không phải cứ ngành nào “hot” thì đổ xô vào đào tạo. Trường công bắt từ con cá mập đến tôm, tép thì trường ngoài công lập bắt con gì?” - bà Phương bức xúc.

Tạo bình đẳng công - tư

Trong bản kiến nghị của mình, GS Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình, thiết tha đề nghị nhà nước tạo một sân chơi bình đẳng cho các trường công và tư.

Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cũng cho rằng những bất cập của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục ĐH nói riêng chính là coi mình là một ngoại lệ, không đi theo dòng chảy hay chuẩn mực của thế giới để đánh giá. Bà Phượng kiến nghị các nhà quản lý phải trả lời câu hỏi: Pháp luật và cơ chế Việt Nam đang coi trường ĐH ngoài công lập là doanh nghiệp hay trường học?

Trước bức xúc của các trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định những khó khăn của khối các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhất định phải được tháo gỡ. Tinh thần chung là thực hiện công bằng, bình đẳng từ chính sách vi mô đến vĩ mô. Với những trường mới, nhất định phải ưu tiên.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT trả lời câu hỏi: Bộ có thực sự coi trường ngoài công lập thuộc hệ thống không? “Nếu coi các trường ngoài công lập là “con nuôi” thì tôi nghe hội nghị từ sáng đến giờ thấy họ đang kêu dữ quá! Không biết có phải do tâm lý “con nuôi” không hay đúng là chưa được đối xử như “con đẻ”?” - Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Thừa nhận chính mình cũng thấy rất nhiều thứ chưa công bằng, tuy nhiên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt lại vấn đề cho các trường ngoài công lập là phải nhìn nhận xem tất cả đã cố gắng chưa. Mỗi trường cần có trách nhiệm với chính mình, trước khi có trách nhiệm với xã hội.

Phó Thủ tướng đã chính thức đặt hàng Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đưa ra những kiến nghị về các vấn đề còn vướng mắc để sửa đổi và hứa sẽ mời các bộ, ngành liên quan tham gia giải quyết nhanh chóng các vấn đề. 

 

Bỏ tư duy “cá bé”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không đồng tình với ý kiến trường ngoài công lập phân tầng và chỉ đi bắt “cá bé”. Theo Phó Thủ tướng, thời gian đầu, trường ngoài công lập khó khăn nhưng hiện nay, với những thế mạnh mà chỉ ngoài công lập mới có, các trường ngoài công lập phải bắt được “cá” to hơn trường công lập.

“Chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra chính sách, cơ chế để làm. Đây là trách nhiệm chung với đất nước. Nếu các trường ngoài công lập đồng ý với quan điểm này thì một năm sau, chúng ta gặp lại. Còn nếu cứ tư duy “cá bé” thì thôi” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo