xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

8 dự án luật sẽ được xem xét thông qua

Thái An

Ngày 16-10, trước khi kết thúc phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần cuối chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII. Theo dự kiến, kỳ họp thứ 6 sẽ khai mạc vào ngày 20-10 và kéo dài đến 25-11

Trong 32 ngày làm việc, Quốc hội (QH) sẽ xem xét và thông qua 8 dự án luật, gồm Luật Người cao tuổi, Luật Khám chữa bệnh, Luật Viễn thông, Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Dân quân tự vệ, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Thuế tài nguyên, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp. QH cũng sẽ cho ý kiến 9 dự án luật khác và thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án nhà máy thủy điện Lai Châu, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.


Ngay sau phiên khai mạc, sáng 20-10, QH sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển năm 2010; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm trình bày tổng hợp kiến nghị của cử tri; các báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009 và dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách năm 2010. QH cũng sẽ dành hai ngày rưỡi để thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn.


Nhiều đại biểu QH đã chuyển ý kiến về Văn phòng QH đề nghị Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội từ cuối năm 2008 đến nay và chủ trương, các giải pháp về vấn đề này trong năm 2010 (gồm cả việc sử dụng ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất).

Đại biểu QH cũng đề nghị trình bày các giải pháp để chuyển thách thức thành cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế vào đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của quốc gia và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong những năm tới, trong đó có việc thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng cạnh tranh trong giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc đã hứa. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH về chương trình kỳ họp, Ủy ban Thường vụ QH đề nghị Chính phủ chuẩn bị các báo cáo này gửi đại biểu QH kết hợp với thảo luận tại các phiên họp về kinh tế - xã hội.


Một số đại biểu QH đề nghị bổ sung các báo cáo về việc triển khai thực hiện dự án bauxite ở Tây Nguyên, trong đó nêu rõ cả những thuận lợi và khó khăn; tình hình triển khai dự án cụm khí – điện – đạm Cà Mau; công tác chuẩn bị đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Cân nhắc các nội dung này, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng việc triển khai dự án bauxite ở Tây Nguyên đã được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp thứ 5 nên sẽ tiếp tục báo cáo vấn đề này tại một kỳ họp khác. 

Băn khoăn với thực phẩm biến đổi gien


Cùng ngày 16-10, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đệ trình Ủy ban Thường vụ QH dự án Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau nhiều tranh luận và sửa đổi, dự án luật này vẫn còn tới 7 vấn đề có ý kiến khác nhau, trong đó có tranh cãi việc quản lý thực phẩm biến đổi gien, thực phẩm chức năng. Có ý kiến cho rằng thực phẩm biến đổi gien phải đáp ứng các điều kiện như có giấy chứng nhận an toàn sinh học do cơ quan có thẩm quyền sản xuất thành phần biến đổi gien trong thực phẩm cấp; thực phẩm biến đổi gien hoặc nguyên liệu thực phẩm biến đổi gien phải ghi rõ trên nhãn là “Thực phẩm biến đổi gien” hoặc “Biến đổi gien” bên cạnh tên thành phần có gien bị biến đổi. Trái lại, nhiều ý kiến cho rằng chưa có chứng cứ khoa học xác định chắc chắn tác động có hại của thực phẩm biến đổi gien đối với sức khỏe con người; tuy nhiên, khi vượt mức giới hạn tỉ lệ nguyên liệu biến đổi gien trong thực phẩm thì phải ghi nhãn.


Ủy ban Khoa học Công nghệ – Môi trường của QH cũng đưa ra những băn khoăn vì khối các nước EU có quan điểm quản lý rất chặt chẽ, thực phẩm có hàm lượng nguyên liệu biến đổi gien trên 0,9% đều phải ghi nhãn. Riêng các nước Nga, Nhật, Hàn Quốc thì tỉ lệ này trên 1%-5% sẽ phải ghi nhãn. Một số nước như Mỹ, Argentina, Canada, Malaysia, Philippines... lại có quan điểm không ghi “Thực phẩm biến đổi gien” trên nhãn. Ủy ban này lưu ý nước ta là nước xuất khẩu nông sản thực phẩm lớn trên thế giới, với kim ngạch 10,2 tỉ USD năm 2008. Ngành công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gien, ở nước ta còn mới mẻ nên sản xuất thực phẩm biến đổi gien còn đang ở giai đoạn nghiên cứu. Vì vậy, chỉ nên hướng dẫn rằng khi vượt quá giới hạn tối thiểu tỉ lệ nguyên liệu biến đổi gien thì phải ghi trên nhãn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo