xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

An tâm sao được!

Lương Duy Cường

Thay vì tiêm vắc-xin AT phòng uốn ván, trong suốt buổi sáng 20-12, y sĩ Nguyễn Quyết Thắng - Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - lại tiêm vắc-xin DPT ngừa bạch hầu, ho gà và uốn ván cho 31 thai phụ có thai từ 14 đến 32 tuần.

Ngoài cương vị là một trạm phó, y sĩ Thắng còn là cán bộ chuyên trách chương trình tiêm chủng.

Sự việc nhầm lẫn phải nói là kinh hoàng này chỉ tình cờ được một cán bộ khác của trạm trong khi dọn bàn tiêm đã phát hiện vỏ lọ thuốc đã tiêm không phải là vắc-xin AT. Điều đáng sợ hơn đó là ngay sau khi phát hiện sự nhầm lẫn, Trạm Y tế xã Tương Giang đã “quên” không báo cáo cấp trên với lý do phải chuẩn bị cho buổi tiêm chiều. Mãi đến sáng hôm sau, y sĩ Thắng mới trình báo vụ việc. Suốt cả thời gian ấy, toàn bộ thai phụ bị tiêm nhầm đã không được theo dõi phản ứng sau tiêm.

Chuyện tiêm nhầm trong chương trình tiêm chủng vốn lâu nay đã xôn xao trong dư luận bởi những nỗi lo về sự an toàn. Đi tiêm chủng là để cầu vọng an toàn cho sức khỏe nhưng rủi bị tiêm nhầm thì có lúc rước họa vào thân.

Cách đây chưa tròn 2 tháng, cán bộ y tế cũng đã nhầm lẫn đến độ lấy dung dịch hồi chỉnh (nước cất để pha vắc-xin) tiêm phòng cho 60 trẻ ở Trường Mầm non Sao Mai (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) mà cứ tưởng đó là vắc-xin dạng phối hợp sởi - Rubella.

31 thai phụ ở tỉnh Bắc Ninh dù bị tiêm nhầm song may mà thứ được đem tiêm vào thân thể họ - như lời của các quan chức ngành y tế - không ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi, vì đây là vắc-xin bất hoạt và không gây dị dạng. 60 trẻ bị tiêm nhầm ở Trường Mầm non Sao Mai cũng được quan chức ngành y tế trấn an rằng việc tiêm lại cho đúng vắc-xin sởi - Rubella cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng không phải nạn nhân bị tiêm nhầm nào cũng may mắn như các thai phụ và những trẻ mầm non kể trên. Tại tỉnh Quảng Trị, chỉ trong khoảng hơn 10 phút sau tiêm vắc-xin viêm gan B vào ngày 20-7-2013, 3 trẻ sơ sinh đã tử vong do nhân viên y tế tiêm nhầm bằng thuốc Oxytocin.

Giới chuyên môn đã phân tích rằng theo quy định, trước khi tiêm thuốc hay vắc-xin, nhân viên y tế phải thực hiện đúng nguyên tắc “3 tra, 5 đối”. “3 tra” là kiểm tra tên tuổi bệnh nhân, tên thuốc và liều lượng thuốc; “5 đối” là đối chiếu số buồng, giường hoặc địa chỉ bệnh nhân, đơn thuốc, nhãn thuốc, thời gian dùng thuốc và chất lượng thuốc. Nếu nhân viên y tế thực hiện nghiêm túc quy trình này thì không thể có chuyện tiêm nhầm, ngay cả khi thuốc và vắc-xin được để chung trong một tủ bảo quản. Thế nhưng, quy định nằm lòng ấy vẫn bị bỏ quên, cả cán  bộ chuyên trách tiêm chủng cũng quên, như vụ việc vừa xảy ra ở Trạm Y tế xã Tương Giang.

Không ai muốn nhầm lẫn, cũng không cán bộ của ngành nghề nào dám chủ quan tuyệt đối không xảy ra nhầm lẫn trong chuyên môn nhưng để giảm thiểu nhầm lẫn trong tiêm chủng thì chắc Bộ Y tế phải nghĩ ra các biện pháp khác chứ kinh phí tiêu tốn không biết bao nhiêu mà kể cho tập huấn, hội thảo, hội nghị về tiêm chủng mà rốt cuộc cứ lâu lâu lại xảy ra nhầm lẫn như thế thì an tâm sao được?!

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo