xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh nhân mù mờ với quy định mới

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Chỉ còn vài ngày nữa, quy định khám bệnh BHYT ngoại trú vượt tuyến không còn được cùng chi trả 30%-50% sẽ chính thức có hiệu lực, trong khi hầu hết người bệnh vẫn chưa hay biết

Chiều 26-12, tại buổi họp báo thông tin về những điểm mới của Luật BHYT sửa đổi, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), cho biết từ ngày 1-1-2015, sẽ nâng mức chi trả BHYT từ 95% lên 100% đối với người nghèo và từ 80% lên 95% đối với người cận nghèo.

Bỏ cùng chi trả để giảm quá tải tuyến trên

Theo ông Phạm Lương Sơn, Luật BHYT sửa đổi quy định người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, khi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí trong quy định. Luật BHYT sửa đổi, bổ sung bãi bỏ quy định BHYT không chi trả với trường hợp tự tử, tự gây thương tích, bị tai nạn giao thông. Đồng thời, mở rộng quyền lợi như khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người có thẻ BHYT gây ra; khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, thay đổi lớn tại Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực từ năm 2015 là khi vượt tuyến trung ương, người bệnh được thanh toán ở mức 40% nhưng chỉ áp dụng với trường hợp điều trị nội trú; người đi khám, kê đơn, điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán. Tương tự, với người bệnh khi vượt tuyến tỉnh, mức hưởng sẽ là 60% chi phí nhưng cũng chỉ áp dụng với điều trị nội trú.

Hiện nay, khi khám chữa bệnh trái tuyến, người bệnh sẽ được chi trả ở các mức 30%, 50% và 70% chi phí (gồm cả điều trị nội trú và khám ngoại trú), tùy theo hạng bệnh viện.

Theo đại diện cơ quan bảo hiểm, việc ngừng chi trả BHYT đối với bệnh nhân ngoại trú nhằm mục đích giảm tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương. Bởi thực tế, có tới 70% bệnh nhân vượt tuyến lên trung ương để khám những bệnh thông thường mà tuyến dưới giải quyết được.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền

Thông tin bãi bỏ cùng chi trả khám trái tuyến gây bất ngờ cho khá nhiều bệnh nhân vượt tuyến khám bệnh ngoại trú tại các bệnh viện trung ương. Chị Đỗ Thị Thu (43 tuổi,  ngụ Nam Định) cho biết gần 1 năm qua, chị chấp nhận vượt tuyến để khám và làm các xét nghiệm theo dõi bệnh viêm gan B mạn tính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. “Mỗi lần lên khám, tôi được thanh toán gần 800.000 đồng, trong hơn 2 triệu đồng viện phí phải đóng. Tôi rất bất ngờ khi nghe thông tin bỏ cùng chi trả 30%” - chị Thu nói.

Từ đầu năm 2015, người bệnh khám ngoại trú vượt tuyến sẽ không còn được cùng chi trả 30%
Từ đầu năm 2015, người bệnh khám ngoại trú vượt tuyến sẽ không còn được cùng chi trả 30%

Không chỉ nhiều người bệnh “sốc” mà các bác sĩ cũng ngỡ ngàng trước thông tin chỉ còn vài ngày nữa bệnh nhân sẽ phải chi trả toàn bộ viện phí nếu khám vượt tuyến. PGS-TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, dự báo thời gian đầu thực hiện quy định mới, chắc chắn sẽ có nhiều người bệnh phản ứng. Bởi khoản cùng chi trả 30% là số tiền khá lớn với người bệnh khi phải thực hiện những xét nghiệm có chi phí cao. Tuy vậy, với những bệnh mạn tính, nếu người bệnh có giấy chuyển tuyến sẽ vẫn được BHYT chi trả. Ông Kính cho rằng quy định này sẽ tác động đến nhiều người bệnh nên cơ quan chức năng cần tuyên truyền để họ hiểu và chấp nhận.

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đang chuẩn bị tờ rơi để phổ biến những quy định mới của Luật BHYT sửa đổi cho người bệnh. “Trung bình, số bệnh nhân khám ngoại trú vượt tuyến ở Bệnh viện Bạch Mai chiếm khoảng 50%, tương đương 600 người. Đây sẽ là đối tượng bị tác động khi bãi bỏ cùng chi trả 30%” - ông Hiền nói. Tuy nhiên, ông cho rằng việc thay đổi này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh bởi hầu hết người vượt tuyến đã chấp nhận chi trả viện phí theo giá dịch vụ.

Đại diện một số bệnh viện ở Hà Nội cho rằng việc BHYT ngừng chi trả khám bệnh ngoại trú đối với bệnh nhân trái tuyến nhằm mục đích giảm tải là không khả thi bởi với chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế như hiện nay, việc người dân vượt tuyến lên tỉnh hoặc trung ương là không tránh khỏi.

Giảm chi trả thuốc đặc trị đắt tiền

Trước thông tin BHYT giảm chi trả cho nhiều loại thuốc đắt tiền trị ung thư, ông Phạm Lương Sơn cho biết trong 74 loại thuốc trị ung thư và điều hòa miễn dịch sẽ được BHYT chi trả, có tới 59 loại được thanh toán 100%, còn lại được thanh toán 30%-50%. Trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, có 4 loại đặc trị với chi phí điều trị rất cao, trong khi hiệu quả chưa được chứng minh rõ ràng. Hiện những thuốc này đang được thanh toán 100% nhưng tới đây, giảm còn 50%-70%. “Đơn cử như thuốc Iinterferon điều trị viêm gan C, nếu chi trả theo nhu cầu điều trị thì mỗi năm cần khoảng 99.000 tỉ đồng, trong khi cả năm 2014, Quỹ BHYT chỉ thu được 54.000 tỉ đồng” - ông Sơn dẫn chứng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo