xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biến chủ trương thành hiện thực

Lê Đăng Doanh

Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững” đã chỉ ra những định hướng và nhiệm vụ quan trọng cho năm 2014.

 Hơn bao giờ hết, phải biến những định hướng đó thành hành động thiết thực, đem lại những cải thiện có thể cân, đong, đo đếm được cho người dân chứ không thể chỉ là những mệnh đề trừu tượng trên giấy.

Thủ tướng bắt đầu thông điệp bằng nhiệm vụ “đổi mới thể chế và  phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân” là đã đề cập đúng trọng tâm, đáp ứng lòng mong mỏi của người dân vốn đang bức xúc với rất nhiều yếu kém của bộ máy. Thủ tướng đòi hỏi: “Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, lựa chọn người đại diện cho mình và sở hữu tài sản. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật”. Để thực hiện, cần tiến hành ngay các quy định về công khai, minh bạch của bộ máy nhà nước và quyền tiếp cận thông tin của người dân; người dân phải biết thông tin mới có thể tham gia xây dựng chính sách, góp ý xây dựng bộ máy nhà nước, góp ý kiến cho công chức. Cũng cần thực hiện ngay các quy định bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp đúng luật pháp của phóng viên trong hoạt động điều tra, đưa tin. Để tham gia xây dựng chính sách, cần bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tranh luận xây dựng về phương hướng, phương pháp khác nhau nhằm phục vụ mục đích chung là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, khắc phục thói độc quyền chân lý, độc thoại, chụp mũ. Dự thảo các chính sách phải được công bố và xin ý kiến nhân dân, doanh nghiệp - những người chịu tác động của chính sách và phải thực hiện chính sách đó. Chính quá trình lấy ý kiến là quá trình hoàn thiện dự thảo, tạo nên sự đồng thuận của người dân - đồng tác giả của chính sách.

Thủ tướng cũng đề ra yêu cầu rất đúng đắn: “Phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, HĐND các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách”. Lâu nay, việc lựa chọn cán bộ thường theo quy trình khép kín, lấy ý kiến rất hình thức, trong khi tại nhiều nước, ứng cử viên vào chức vụ nào đều phải do cơ quan dân cử cấp đó phỏng vấn trong phiên điều trần công khai, bỏ phiếu kín, nếu đủ tín nhiệm mới được phê chuẩn.

Nhằm thực hiện cơ chế phản biện xã hội, cần tạo điều kiện cho các ý kiến phản biện được trình bày trước các phiên họp của Quốc hội, HĐND trước khi quyết định. Cách làm đó tránh được các thủ thuật thường thấy khi xây dựng luật lâu nay là tổ chức thảo luận, ghi chép ý kiến thì nhiều nhưng không tiếp thu bao nhiêu, dẫn đến luật thông qua nhưng xa rời thực tiễn. Nên phát động phong trào hiến kế sôi nổi qua nhiều kênh, phát huy sáng kiến của người dân để những ý tưởng trong thông điệp nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo