xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Biển liên tục “cạp” đất liền

Nhiên Di

Bờ biển nước ta đang bị xói lở liên tục 30 năm qua với cường độ ngày càng gia tăng

Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa hoàn thành báo cáo quốc gia đánh giá về xói lở bờ biển Việt Nam, với sự hỗ trợ của chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc và một số tổ chức khác.

Phá cả công trình chống xói lở

Tổng hợp số liệu quan trắc, thống kê cho thấy bờ biển Việt Nam đang bị xói lở liên tục 30 năm qua với cường độ ngày càng gia tăng.

Trong đó, khu vực từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Ninh Bình có 5 đoạn bờ biển bị xói lở liên tục. Nghiêm trọng nhất là khu vực Cát Hải và Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
img
Tỉnh Phú Yên huy động lực lượng vũ trang giúp dân xây kè cát tạm thời chống tình trạng sạt lở bờ biển ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa Ảnh: HỒNG ÁNH

Khu vực từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận xói lở diễn ra khá phức tạp, chủ yếu tại bờ cát. Đáng nói là khu vực này có 121 đoạn được xây đê, kè, trồng cây chắn sóng nhưng vẫn bị xói lở. Trong đó, Thanh Hóa có 18 km bờ biển bị xói lở với tốc độ 15-30 m/năm, Quảng Bình có 50 km và Quảng Ngãi có 60 km bờ biển bị xói lở.

Ở vùng bờ biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang, mức độ xói lở mạnh nhất xảy ra tại khu vực huyện Cần Giờ, TP HCM (tốc độ xói lở 10-20 m/năm), Đông Hải - Trà Vinh (15-20 m/năm), các huyện Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời của tỉnh Cà Mau... Xói lở bờ biển phá vỡ đê, kè, gây ngập lụt, xâm nhập mặn trong khu vực.

Tổng cục Biển và Hải đảo phân tích: Ngoài các yếu tố tự nhiên (địa mạo, địa chất, thủy văn…), nguyên nhân không kém phần quan trọng là tác động của con người: Khai thác khoáng sản, phá rừng ngập mặn… Theo​ Viện Điều tra Quy hoạch rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong 60 năm qua, diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam đã giảm hơn một nửa, hiện chỉ còn khoảng 156.000 ha.

Thậm chí, chính các công trình phòng chống xói lở cũng góp phần làm cho mức độ xói lở trầm trọng hơn. Chẳng hạn, một số vùng quai đê lấn biển đã ảnh hưởng trực tiếp đến xói lở tại vị trí đê và lân cận. Bờ biển Thái Thụy (Thái Bình) bị ảnh hưởng xói lở do quai đê lấn biển huyện Tiền Hải. Bờ biển Xuân Hòa, huyện Sông Cầu (Phú Yên) và bờ biển Hiệp Trạch (Trà Vinh) cũng bị xói lở bởi quai đê lấn biển…

Ngoài ra, khu vực cửa sông tiếp giáp bờ biển cũng bị xói lở mạnh do việc xây dựng các hồ thủy lợi, thủy điện trên thượng nguồn khiến bùn cát không thể đổ về bồi đắp hạ nguồn.

Tính chất và mức độ xói lở bờ biển được dự đoán sẽ gia tăng vì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Hạn chế can thiệp tự nhiên

Thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy tai biến thiên nhiên có xu hướng gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ thiệt hại, gây tổn thất lớn về tính mạng, tài sản và tác động xấu đến môi trường. Hơn 30 năm qua, trung bình mỗi năm, thiên tai cướp đi sinh mạng 700 người, hàng ngàn người bị thương, thiệt hại về kinh tế 1% - 1,5% GDP.

Nghiêm trọng nhất là trận lũ năm 1997 đã cướp đi sinh mạng 3.000 người, trận lũ năm 1999 tại các tỉnh duyên hải miền Trung khiến 900 người chết và mất tích. Việt Nam là một trong số ít quốc gia chịu tác động mạnh của nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu là điều tra, nghiên cứu các khả năng xảy ra tai biến tự nhiên (động đất, sóng thần, xói lở bờ biển…).

Theo đề xuất của đơn vị thực hiện báo cáo, cần hoàn thiện hệ thống giám sát xói lở - bồi tụ để thông báo đến người dân. Trước mắt, cần lập vành đai xói lở làm chỉ giới quy hoạch các điểm dân cư, các công trình dân sinh - kinh tế. Bên cạnh các giải pháp công trình, cần thực hiện cả những giải pháp phi công trình, đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về diễn biến thiên tai và các nguyên nhân cơ bản (trong đó có nguyên nhân con người) để tạo cho họ ý thức “sống chung với lũ”. Ngoài ra, việc xói lở bờ biển chỉ can thiệp bằng giải pháp công trình khi thật sự cần thiết để tránh gây thêm xói lở và phá vỡ hệ sinh thái trong khu vực và lân cận.

Kinh tế biển chiếm 22% tổng GDP cả nước

Việt Nam có 50% thành phố lớn tập trung ở ven biển. Dân số sống ven biển 18-27 triệu người (31% dân số cả nước). Ước tính đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 30 triệu người. GDP kinh tế biển chiếm khoảng 22% tổng GDP cả nước. Dù Chính phủ đã có nhiều chính sách bảo vệ bờ biển và biện pháp can thiệp, chống xói lở nhưng 30 năm qua, hiện trạng xói lở bờ biển Việt Nam ngày càng diễn biến trầm trọng và phức tạp hơn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo