xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cả làng không hộ khẩu

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Cả làng hơn 80 hộ gia đình, hơn 500 con người, sống không “thèm” hộ khẩu - chuyện thật như đùa này đang diễn ra ở Đắk Lắk

Đó là làng H’Mông nằm ở tiểu khu 540, lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Buôn Ja Wầm (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) được hình thành từ những năm 1993. Ban đầu chỉ có ít hộ là người H’Mông ở các tỉnh phía Bắc di cư tự do, có thời điểm cả làng lên đến 147 hộ, với gần 1.000 con người sinh sống biệt lập giữa rừng, không điện - đường - trường - trạm...

Dưới cái nắng chang chang của mùa khô Tây Nguyên, chúng tôi bắt chuyện với Hoàng Thị Lý (dân tộc H’Mông), năm nay 30 tuổi nhưng đã có 5 đứa con. Gia đình chị Lý quê ở Cao Bằng, sau nhiều năm phiêu dạt khắp các vùng đất, năm 2012 thì chuyển vào đây phá rừng lấy đất sản xuất và sinh sống trong căn nhà rộng chưa đầy 20 m2. Mùa khô nắng hắt vào hừng hực, mùa mưa thì những con gió lạnh thổi ào ạt vào nhà. Chúng tôi hỏi tối ngủ ở đâu, chị Lý chỉ lên  giường bảo vợ chồng và đứa út ngủ ở đó, còn 4 đứa nhỏ ngủ dưới sàn. Những tấm ván lát sàn hở toác, gồ ghề làm sao các con chị ngủ được? Chị Lý cười nói: “Bọn nhỏ xương “mềm”, ngủ riết cũng quen!”.

 

Căn nhà chỉ 20 m2 của chị Lý - nơi sinh sống của 7 nhân khẩu
Căn nhà chỉ 20 m2 của chị Lý - nơi sinh sống của 7 nhân khẩu

 

Cuộc sống cơ cực nhưng khi chính quyền thành lập khu dân cư tập trung gần trung tâm xã, gia đình chị Lý vẫn cương quyết không di dời vì cho rằng ở đây “dễ sống hơn”.

Ông Dương Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Buôn Ja Wầm, cho biết năm 1993, công ty phát hiện 7 hộ dân tộc H’Mông kéo nhau vào sinh sống và chặt phá rừng tại tiểu khu 540. Đã nhiều năm trôi qua, mặc dù công ty có hàng trăm văn bản đề nghị chính quyền địa phương vào cuộc để di dời dân, ngăn chặn tình trạng phá rừng nhưng chính quyền dường như bất lực.

Theo ông Sơn, hiện nay, tổng cộng người dân đã phá rừng, lấn chiếm hơn 1.500 ha đất. “Điều đáng nói là mặc dù phát hiện người dân phá rừng nhưng chúng tôi bất lực một phần vì quyền hạn không cho phép, phần vì người dân rất manh động, sẵn sàng chống trả” - ông Sơn nói.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Phòng Dân tộc huyện Cư M’gar, cho rằng năm 2003, huyện đã lập kế hoạch di dời các hộ dân trên ra khu tái định cư. Năm 2009, huyện tiến hành điều chỉnh kế hoạch, chọn lại địa điểm lập khu tái định cư để người dân sinh sống gần hơn với đất sản xuất. Thực tế, đến nay chỉ mới di dời được 67 hộ, còn gần trăm hộ vẫn sống trong rừng. Kế hoạch di dời dân di cư chưa thực hiện được là do phía người dân không chịu hợp tác dù chính quyền từ lâu đã không cấp sổ hộ khẩu cho những người này để họ thấy “khó” mà đi. Trước đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý khoanh vùng số đất người dân lấn chiếm để cấp luôn cho họ nhưng người dân không cho đo đạc.

“Họ sợ cơ quan chức năng thu hồi số đất vượt quá hạn điền quy định vì có hộ lên tới chục hecta nên cương quyết bám trụ dù điều kiện sống vô cùng khó khăn” - ông Anh nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo