xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ

QUÝ HIỀN

Các nhà khoa học cho rằng dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa xác định đúng vai trò của khoa học, công nghệ

Nhiều ý kiến góp ý thiết thực đã được các nhà khoa học, chuyên gia đưa ra tại buổi lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND TPHCM tổ chức ngày 29-1.

Phải là nền tảng phát triển đất nước

Với tính chất nghề nghiệp và lĩnh vực hoạt động của mình nên nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa xác định đúng vai trò cũng như  tạo chỗ đứng cho khoa học, công nghệ. Theo PSG-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM: Tại khoản 1 điều 67 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: “Khoa học, công nghệ giữ vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy phát triển đất nước”.
 
PSG-TS Tân góp ý nên bổ sung: “Khoa học - công nghệ giữ vai trò then chốt, là nền tảng, là động lực…” để nhấn mạnh vai trò của khoa học, công nghệ. Cũng theo PGS-TS Tân, trong điều 67 nên thêm vào nội dung: “Đội ngũ trí thức là nguồn lực đặc biệt quan trọng của quốc gia”.
 
TS Nguyễn Kim Dung, Viện phó Viện Nghiên cứu giáo dục, nói ở khoản 2 điều 67 có nêu: “Nhà nước thúc đẩy phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ” nên bổ sung: “Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, tạo lập các hiệp hội ngành nghề”. Theo TS Dung, trên thế giới, các hiệp hội, ngành nghề trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hoạt động rất mạnh, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
 
Đại biểu HĐND TP Vương Đức Hoàng Quân đề nghị cần thêm câu “bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ trí thức” vào điều 73 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Cần ngắn gọn, bao quát

PGS-TS Trương Đình Kiệt nhận định: Câu chữ thể hiện trong Hiến pháp chưa đạt. Hiến pháp phải khác với văn kiện, nghị định và quy định nhưng thực tế câu chữ trong Hiến pháp không khác gì mấy.
 
Mặt khác, Hiến pháp không cần thiết phải quy định quá cụ thể vì càng cụ thể sẽ càng thiếu và xa rời tính chất của Hiến pháp. PGS-TS Kiệt dẫn chứng: Tại khoản 3 điều 22 dự thảo sửa đổi Hiến pháp có nêu: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác theo quy định của luật…”, mà một khi đã có “hiến mô” thì cũng phải có những quy định về “loại hiến”  khác.
 
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp (Trưởng Ban Quản lý xây dựng Trung tâm Quy hoạch triển lãm TPHCM), câu chữ trong Hiến pháp càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Dẫn khoản 1 của điều 75 dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”, ông Hiệp cho rằng dự thảo dùng từ “làm” nghe bình dân quá mà nên sửa thành “xây dựng” thì phù hợp hơn.
 
Hay ở điều 29 có nêu: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội..”. Với nội dung này, PGS-TS Hiệp nhận định: Dùng từ “tham gia” là rất rộng vì thực tế người dân chỉ có thể góp ý với Nhà nước, chính quyền chứ không có đủ thẩm quyền tham gia. PGS-TS Trương Đình Kiệt cũng dẫn chứng ở điều 42 của dự thảo nêu: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, mà đã là “nghĩa vụ” thì phải có chế tài. “Vậy có nhiều người không có cơ hội học nhưng vẫn làm việc tốt thì sao?” - PGS-TS Kiệt đặt vấn đề.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo