xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần quy định rõ năng lực của ĐBQH

THẾ KHA

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội phải bổ sung quy định về điều kiện, năng lực của đại biểu để tránh trường hợp phát biểu bằng ý kiến của người khác hoặc chỉ phát ngôn một chiều

Ngày 22-10, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức QH (sửa đổi).

Lập chức danh tổng thư ký Quốc hội

Theo báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo Luật Tổ chức QH (sửa đổi) do ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH - trình bày, tổng thư ký QH là chức danh mới, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhiệm vụ mới của QH. Dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng chức danh tổng thư ký là chủ nhiệm Văn phòng QH, do QH bầu, miễn nhiệm, cách chức; Văn phòng QH là cơ quan hành chính, tổng hợp, tham mưu, phục vụ QH, Ủy ban Thường vụ QH và các ủy ban của QH.

Quá trình thảo luận đã có nhiều ý kiến đồng tình nhưng đề xuất làm rõ hơn về quyền hạn, nhiệm vụ của chức danh này. Đại biểu (ĐB) Tô Văn Tám (Kon Tum) đề xuất xem xét bổ sung chức danh phó tổng thư ký QH để giúp việc khi tổng thư ký vắng. Theo dự thảo luật, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa (hoặc 2/3) tổng số ĐBQH đánh giá tín nhiệm thấp thì có thể từ chức; trường hợp không từ chức thì Ủy ban Thường vụ QH báo cáo QH bỏ phiếu tín nhiệm. Theo ĐB Tám, nếu người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ QH báo cáo QH lấy phiếu tín nhiệm nhưng nên quy định thêm cho phép người này được quyền từ chức. Trường hợp nếu họ không từ chức thì mới báo cáo QH bỏ phiếu tín nhiệm.

 

Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội quá giống tiêu chuẩn của cán bộ công chức Ảnh: TTXVN
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội quá giống tiêu chuẩn của cán bộ công chức Ảnh: TTXVN

 

ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng dự thảo luật quy định thẩm quyền trưng cầu dân ý thuộc về QH, việc tổ chức trưng cầu dân ý thuộc về Ủy ban Thường vụ QH nhưng chưa có quy định cơ quan nào giúp Ủy ban Thường vụ QH thực hiện chức năng này. Vì vậy, ông đề xuất Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ giúp Ủy ban Thường vụ QH. Theo ĐB Nghĩa, hoạt động tổ chức bầu cử và tổ chức trưng cầu dân ý có điểm tương đồng về bản chất và cách thức thực hiện, đều kiểm tra sự đồng thuận của người dân về một vấn đề cụ thể của quốc gia. Hội đồng bầu cử cũng thường xuyên phải quản lý, cập nhật danh sách cử tri nên sẽ thuận lợi trong việc tổ chức trưng cầu dân ý. Ông đề nghị QH nghiên cứu, gấp rút đưa vào chương trình xây dựng Luật Trưng cầu dân ý nhằm bảo đảm quy định rõ vấn đề nào được đưa ra trưng cầu, quy mô tổ chức…

Quy định năng lực của ĐBQH còn quá chung chung

ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng ĐBQH xuất phát từ vị trí, vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân đã được nêu trong Hiến pháp nhưng ở dự thảo luật lại chung chung và quá giống tiêu chuẩn của cán bộ công chức. “Tôi đề nghị bổ sung tiêu chuẩn trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân để mỗi khi phát biểu hay bấm nút thông qua những điều quan trọng của đất nước, như tới đây xem xét thông qua chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, ĐBQH cũng phải đứng trên lập trường của quốc gia, dân tộc để quyết định” - ông Đương đề xuất.

ĐB Đương cho rằng: “Các quy định về điều kiện, năng lực của ĐBQH còn quá chung chung. Vấn đề này rất quan trọng, để tránh việc phát biểu ý kiến của người khác, lấy bài của người khác đọc trước nghị trường hoặc phát biểu một chiều. Có năng lực ở đây là phải làm đại diện cho ý chí của nhân dân; dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước QH và cử tri. Việc tăng ĐB chuyên trách phải đi kèm với đòi hỏi về phẩm chất, khác với ĐB nói chung; tức là phải được đào tạo bài bản, trải qua thực tiễn, tinh thông lĩnh vực của mình. Đừng chọn người có chức vụ bởi hay chỉ tay 5 ngón, khi bắt tay vào việc hoặc tham mưu ý kiến thì không làm được. Soạn thảo luật thì lấy luật cũ xem thế nào, kiểu “lấy lá vàng của mùa thu trước để chắn nẻo xuân sang”, sẽ kìm hãm phát triển”.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) đề xuất phải quy định cụ thể thời gian tiếp xúc cử tri của mỗi ĐBQH trong 1 năm để hạn chế tình trạng lảng tránh... 

 

Phân định “vùng biển”, “vùng bờ”...

Cùng ngày, QH nghe báo cáo về dự án Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo; Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi). Theo ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH - quy định “vùng biển ven bờ là vùng biển có chiều rộng 6 hải lý tính từ mực nước triều kiệt trung bình nhiều năm ra phía biển” cần được giải trình rõ cơ sở khoa học và thực tiễn, làm rõ sự khác nhau giữa vùng bờ với các vùng biển theo quy định của Luật Biển Việt Nam. Cũng cần cân nhắc quy định về phạm vi vùng bờ để bảo đảm tính khả thi việc tổ chức thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường vùng bờ và phù hợp với quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.

Đối với dự án Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) được trình bày lần đầu trước QH, theo Ủy ban Pháp luật,  trong điều kiện hiện nay, chỉ nên giới hạn phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản pháp luật, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam. Tuy nhiên, cần xác định rõ mối quan hệ giữa phản biện xã hội với các quy trình, thủ tục xử lý, giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo