xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp thiết làm sạch biển

Diệp Văn Sơn

Hiện có nhiều ý kiến trái chiều về giải pháp hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh miền Trung chuyển đổi cơ cấu nghề.

Theo ước tính, có 263.000 lao động ở miền Trung bị ảnh hưởng của việc cá biển chết hàng loạt, trong đó 100.000 lao động trực tiếp.

Thật ra, nếu tính đúng tính đủ thì con số còn lớn hơn nhiều vì chưa kể đến lao động xung quanh dịch vụ phục vụ cho đi biển như thợ đóng, sửa chữa ghe tàu; các loại thợ máy, đan sửa lưới, điện lạnh; các dịch vụ thu mua chế biến, lưu thông con cá… Do vậy, số người bị ảnh hưởng thật sự là một bức tranh buồn hơn nhiều.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất với Chính phủ 4 nhóm giải pháp hỗ trợ ngư dân. Tuy nhiên, còn đó những băn khoăn về tính khả thi. Về mặt tâm lý, những ngư dân sinh ra ở làng biển, “sinh nghề tử nghiệp” với biển nên khó chấp nhận chuyển nghề vì biển còn là người bạn, là linh hồn của ngư dân. Tuy nhiên, đây là cơ hội để ngư dân có một công việc ổn định, hiệu quả hơn khi được hỗ trợ. Vấn đề đặt ra là người dân phải được đả thông tư tưởng, những thông tin chính xác nhất phải đến với họ. Phương án tốt nhất là cùng bàn bạc với người dân trước khi đưa ra quyết định chuyển đổi nghề.

Thực tế, xuất khẩu lao động chỉ dành cho người từ 18 đến 40 tuổi, trong khi lực lượng có độ tuổi này chiếm khoảng 1/3 số lao động khai thác gần bờ tại địa phương. Mặt khác, kinh phí cho xuất khẩu lao động cũng khá cao nên khả năng ngư dân khó đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lao động là “sân chơi” bình đẳng cho tất cả lao động. Lao động phải tuân thủ quy định, tiêu chuẩn chung như trình độ ngoại ngữ, học vấn, tay nghề, sức khỏe, những khác biệt về văn hóa, phong tục… Không dễ để hội đủ các tiêu chuẩn trên nếu không xác định rõ mục tiêu, quyết tâm rèn luyện và đào tạo cho dù có nhận được ưu đãi lớn về chính sách. Chuyển đổi tàu thuyền công suất lớn bảo đảm khai thác xa bờ, từng bước chuyển đổi các nghề khai thác cá tầng đáy sang ở biển xa thì lấy đâu ra vốn? Nếu lên bờ làm nghề khác thì số tàu ghe, ngư cụ vay bạc tỉ của ngân hàng chưa trả hết để làm gì? Làm sao trả hết nợ?

Nên hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá có công suất 90 CV trở lên, đào tạo thêm cho đủ sức khai thác xa bờ; từng bước chuyển đổi các nghề khai thác cá tầng đáy sang ở biển xa như ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa - nơi được đánh giá giàu hải sản cho những ngư dân quyết tâm gắn bó máu thịt với biển Đông.

Về lâu dài, quan trọng là hỗ trợ cho người dân, xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái và đặc biệt là từ nay trở đi tuyệt đối không để xảy ra sự cố. Hiện các chỉ số về môi trường cơ bản là bảo đảm nhưng đối với tầng nước sâu đã thực sự sạch chưa? Vậy nên làm sạch biển là yêu cầu cấp thiết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo