xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Câu giờ”

TS Nguyễn Ngọc Trường

“Từ ngày 1-1-2014, tàu cá nước ngoài đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý để đánh bắt cá hoặc thực hiện các hoạt động điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan thuộc chính phủ Trung Quốc”.

Quy định trên vừa được nhà đương cục Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam ban hành, được cho là “thực hiện Luật Ngư nghiệp của nước CHND Trung Hoa” và nằm trong việc triển khai một cách hệ thống “chiến lược biển” của Trung Quốc nhằm đạt 3 mục đích chính:

Thứ nhất, nâng cao thực lực tổng thể của kinh tế biển để phấn đấu đến năm 2015 đưa tỉ lệ kinh tế biển chiếm tới 10% GDP của cả nước. Tổng giá trị sản phẩm biển bình quân của Trung Quốc mỗi năm tăng 80%.

Từ giữa năm 2012, Trung Quốc đã điều tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ ra biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh cá hoạt động tại vùng biển này với một tàu chế biến hải sản tải trọng 32.000 tấn và một tàu chở dầu 20.000 tấn, 2 tàu vận tải 10.000 tấn và 3 tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn tăng cường cho đội tàu đánh cá hiện có từ 6.000 đến 7.000 chiếc của Trung Quốc thường xuyên hoạt động tại vùng biển tranh chấp. Đội tàu bổ sung này giúp các tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại biển Đông suốt 9 tháng. Chính quyền tỉnh Hải Nam được phép xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm tạo đà đưa sản lượng đánh bắt hải sản trong vùng biển này đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015, thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ USD).

Thứ hai, nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng trong các tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng, bao gồm sử dụng các biện pháp hành chính và pháp lý, gây sức ép chính trị, xoa dịu ngoại giao, tăng cường khả năng hải quân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp kinh tế (chẳng hạn như với Philippines) để khẳng định chủ quyền phi pháp trên biển Đông.

Theo GS Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là “một hành động leo thang nghiêm trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền ở biển Đông” với mục tiêu hợp pháp hóa một loạt vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.

Để khẳng định chủ quyền phi pháp trên những vùng biển thuộc quyền quản lý đan xen, Trung Quốc phái đến biển Đông các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau; riêng lực lượng tuần duyên gồm 16.000 quân, thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.

Thứ ba, nó nằm trong chủ trương “xuất khẩu” bất ổn định ra bên ngoài, trước hết là các vùng biển ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Hồi cuối tháng 11-2013, Trung Quốc đã thông báo thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) bao trùm một khu vực rộng lớn của biển Hoa Đông, nơi đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh thực hiện chiến lược mới theo phương châm “lấy hành động đối hành động”, “lấy kiểm soát thực tế làm mục tiêu”, “lấy cọ xát làm biện pháp đối kháng”.

Hành động khiêu khích mới này đi ngược lại những lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh  mong muốn biến biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, phát triển thịnh vượng hay các đề xuất thương lượng song phương và đa phương về biển Đông. Đấy chỉ là cách “câu giờ” trong mưu đồ kiểm soát vùng biển giàu tài nguyên này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo