xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn tiêu cực độc quyền

PGS-TS Nguyễn Ngọc Điện

Ở các nước có nền kinh tế thị trường, tình trạng độc quyền được cho là kết quả của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN), là sự thể hiện tư thế khống chế, thống trị của một hay nhiều DN chiến thắng trong cuộc tranh giành thị phần. Trong chừng mực nào đó, độc quyền là xu thế phát triển tự nhiên, tất yếu của cuộc chơi cạnh tranh tự do.

Thông thường, sự cạnh tranh giữa những người bán tạo điều kiện cho người tiêu dùng được hưởng lợi. Trái lại, tình trạng độc quyền lại đẩy người tiêu dùng vào thế bị lợi dụng, bị móc túi, có khi còn bị bạc đãi, bỏ rơi. Trong cảnh một mình một chợ, DN độc quyền có điều kiện áp đặt về giá, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về thái độ phục vụ. Đối với nền kinh tế, tình trạng độc quyền tất yếu dẫn đến sự trì trệ do sức ì của những thế lực cảm thấy thỏa mãn sau khi chiến thắng và giữ vị trí độc tôn...

Vốn chứa đựng các nhân tố tiêu cực đối với sự phát triển nhưng cũng có trường hợp sự độc quyền tỏ ra cần thiết, xét theo các tiêu chí bảo đảm an ninh, trật tự, bình ổn xã hội. Chẳng hạn, trong những lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu như cung ứng điện, nước, yêu cầu số 1 là bảo đảm sự ổn định và liên tục của một dịch vụ có chất lượng. Tự do cạnh tranh có thể cho phép thỏa mãn yêu cầu đó nhưng nó cũng đặt xã hội, người tiêu dùng trước rủi ro, nhất là một khi giữa các DN có được sự thỏa thuận (đúng hơn là sự thông đồng) để cùng nhau áp đặt luật chơi đối với người tiêu dùng. Để loại trừ nguy cơ đó, nhà nước có thể chủ động can thiệp từ đầu bằng cách thiết lập DN độc quyền dưới sự kiểm soát của nhà nước. Để ngăn chặn nguy cơ lạm dụng vị thế độc quyền của các công ty loại này, nhà nước đặt một chế độ kiểm soát và giám sát đặc biệt; mọi hành vi cố ý gây thiệt hại cho người tiêu dùng đều bị chế tài thật nghiêm.

Khác với tình trạng độc quyền ở các nước có nền kinh tế thị trường lành mạnh và phát triển, xu thế độc quyền trong kinh tế ở Việt Nam, trong hầu hết trường hợp, không phải là kết quả của sự cạnh tranh tự do mà là hệ quả của chính sách. Có những lĩnh vực được xác định thuộc độc quyền nhà nước vì các lý do quốc phòng, an ninh hoặc bảo đảm tính định hướng của nền kinh tế. Được sinh ra độc quyền, DN có thể mang tâm thế khác với DN trở nên độc quyền nhờ thắng lợi trong cuộc chiến cạnh tranh. Giống như một đứa trẻ được nuông chiều, nó có thể có thái độ ỷ lại và thờ ơ, thậm chí lạnh lùng, vô cảm với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Trong các nỗ lực hạn chế tác hại do độc quyền gây ra, các DN có vốn nhà nước được thành lập trong cùng một lĩnh vực mà nhà nước thấy cần kiểm soát chặt. Về mặt lý thuyết, các DN này phải cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nói DN “phải” nghĩa là DN có trách nhiệm thực hiện. Để trách nhiệm được bảo đảm tôn trọng, cần đặt nó trong một khung pháp lý chặt chẽ chứ không thể chỉ dựa vào ý thức tự giác của con người.

Trong thời gian qua, những vụ tăng giá liên tục và gây bức xúc dư luận trong các lĩnh vực cung ứng điện, xăng dầu, dịch vụ 3G,… khiến người ta tự hỏi liệu pháp luật Việt Nam đã có đủ các quy định cần thiết cho phép ngăn chặn, đẩy lùi một cách có hiệu quả thiên hướng thao túng, lũng đoạn thị trường để trục lợi của DN hoặc nhóm DN độc quyền. Cũng có thể luật pháp không thiếu nhưng không được thực thi nghiêm chỉnh.  Dù gì đi nữa, trách nhiệm chính đối với những hệ lụy tiêu cực của tình trạng độc quyền hiện nay thuộc về các cơ quan được trao chức năng xây dựng khung pháp lý và chức năng quản lý trong các lĩnh vực có liên quan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo