xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ tiêu KT-XH chưa sát thực tế

QUÝ HIỀN

Nhiều đại biểu vẫn băn khoăn về tính khả thi cũng như cơ sở xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội thực hiện trong năm 2012

Ngày 7-12, ngày làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa VIII,  các đại biểu (ĐB) tiếp tục dành thời gian thảo luận xung quanh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2012 và góp ý những giải pháp điều hành của TP nhằm vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Chưa thuyết phục

Dù 30 chỉ tiêu về KT-XH và môi trường của năm 2012 do UBND TP đưa ra hết sức cụ thể, song không ít ĐB vẫn băn khoăn về tính khả thi cũng như cơ sở xây dựng các chỉ tiêu này.  ĐB Lâm Thiếu Quân góp ý: Chỉ tiêu nào đạt 100% rồi thì không nên đặt mục tiêu để phấn đấu, như vậy sẽ  không có trọng tâm. Riêng chỉ tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 4,9% là không  thực tế. Lý do nhiều chuyên gia dự báo năm 2012 tình hình kinh tế sẽ khó khăn hơn năm 2011 nên  thất nghiệp sẽ nhiều hơn. “Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn như hiện nay”- ĐB Lâm Thiếu Quân đề nghị.
img
Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Phượng trình bày ý kiến tại hội trường. Ảnh: TẤN THẠNH

Liệt kê hàng loạt con số thể hiện chỉ tiêu về mức giảm tỉ lệ sinh, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, số điểm ngập nước do mưa…, ĐB Hà Phước Thắng băn khoăn: “Các sở, ngành cần làm rõ hơn cơ sở nào xây dựng các chỉ tiêu này để ĐB biết rõ. Nếu không việc thông qua chỉ là hình thức”. Lần lượt lãnh đạo các sở, ngành liên quan giải trình làm rõ những thắc mắc của ĐB nhưng nội dung vẫn chưa thuyết phục.

Hầm Thủ Thiêm mang tên đường hầm sông Sài Gòn

Trước một số ý kiến của ĐB không đồng tình về tờ trình đặt tên hầm Thủ Thiêm, ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT, đã giải thích vì sao đặt tên hầm Thủ Thiêm là đường hầm sông Sài gòn theo như tờ trình của UBND TP. Theo ông Phượng, ngay từ đầu khi triển khai dự án đại lộ Đông Tây đã chia dự án làm 3 hạng mục: một là, hạng mục đường nằm ở phía Tây (được đặt tên là đường Võ Văn Kiệt), hai là, đường nằm ở phía Đông Sài Gòn (hiện Hội đồng Đặt tên đường đang nghiên cứu đặt tên), ba là, hạng mục hầm (tạm gọi là hầm Thủ Thiêm). Vì vậy, hầm Thủ Thiêm cần phải được đặt tên gọi một cách chính thức. Không đồng tình, ĐB Trần Văn Thiện cho rằng biết đâu 50 hay 70 năm nữa TP lại xây thêm một, hai hầm vượt sông, không lẽ lúc đó sẽ có thêm hầm A, hầm B…. “Tên một công trình  có giá trị cả trăm năm nên việc đặt tên cần phải bàn bạc kỹ”- ĐB Thiện đề nghị.

Gút lại tranh luận việc đặt tên hầm Thủ Thiêm, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận định: “Đặt tên hầm mang tên con sông Sài gòn sẽ có tác động mạnh hơn. Tên đường hầm sông Sài Gòn là hợp lý vì vậy chúng ta cần chọn phương án tối ưu để tạo sự đồng thuận cao”.

Hôm nay (8-12), kỳ họp tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn. Có 4 nhóm vấn đề cử tri quan tâm sẽ được 3  sở, ngành trả lời chất vấn là Sở Tài nguyên-Môi trường (vấn đề ô nhiễm xung quanh các KCX-KCN và các cơ sở xen cài trong khu dân cư), Sở Kế hoạch - Đầu tư (tình hình thực hiện các dự án chuyển tiếp trong lĩnh vực y tế và giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách) và Công an TP (trật tự an toàn xã hội và tai nạn giao thông, giải pháp kéo giảm 10% tai nạn giao thông so với năm 2011).

Thông qua 9 tờ trình

Đại biểu HĐND TPHCM đã biểu quyết thông qua 13 nghị quyết, trong đó có 9 tờ trình, gồm: tờ trình về thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất trên địa bàn TP; ban hành chính sách và kế hoạch hóa gia đình (giai đoạn 2011-2015); kế hoạch biên chế, hành chính sự nghiệp năm 2012; chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người làm công tác giám định; kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2012 bằng nguồn vốn ngân sách TP; thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe); nâng mức phụ cấp hằng tháng đối với lực lượng bảo vệ dân phố và công an viên; điều chỉnh  bảng giá các loại đất trên địa bàn TP.

Ngoài ra, HĐND TP cũng biểu quyết thông qua tờ trình về việc đặt tên hầm Thủ Thiêm mang tên đường hầm sông Sài Gòn.

Hà Nội: Chưa đồng tình đổi giờ học, giờ làm

Quảng Ngãi: 8/13 chỉ tiêu kinh tế không đạt l Thừa Thiên- Huế: Quản lý tài nguyên còn bất cập

Ngày 7-12, kỳ họp thứ 3, HĐND TP Hà Nội khóa XIV đã khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, HĐND TP đã nghe và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch năm 2012. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, trong năm 2011, kinh tế TP Hà Nội tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 10,13%...  Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu kém như chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức cao; đời sống người dân còn nhiều khó khăn; các công trình hạ tầng xã hội chậm được xây dựng; ùn tắc giao thông kéo dài; quá tải trong các bệnh viện, ô nhiễm môi trường...

Thảo luận tại tổ chiều cùng ngày, nhiều đại biểu không hài lòng với nội dung đề án điều chỉnh giờ làm, giờ học trên địa bàn theo như tờ trình của UBND TP. Các ý kiến cho rằng đề án được chuẩn bị sơ sài và khó có hiệu quả nếu triển khai thực tế từ ngày 1-1-2012.

Bên lề kỳ họp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT, cho biết Hà Nội đang triển khai 7 nhóm giải pháp lớn để hạn chế ùn tắc giao thông. Trong đó, biện pháp ưu tiên vẫn phải là phát triển kết cấu hạ tầng, tiếp tục thực hiện phương án di chuyển bệnh viện, trường học ra ngoại ô và triển khai xây dựng các đô thị vệ tinh...

- Cùng ngày, kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI cũng đã khai mạc. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2011, 8/13 chỉ tiêu trên lĩnh vực kinh tế không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng như tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,3% (so với kế hoạch là 13,5%); thu ngân sách chỉ đạt 87,7% dự toán; giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 66% kế hoạch; tổng vốn đầu tư phát triển chỉ bằng 58,6% kế hoạch... Trên lĩnh vực văn hóa xã hội, một số chỉ tiêu cũng không đạt kế hoạch như tỉ lệ giảm nghèo, việc dạy nghề và xuất khẩu lao động.

- Tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế khóa VI khai mạc ngày 7-12, ông Phạm Quốc Dũng, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp chỉ đạt 11% so với cùng kỳ năm 2010, thấp nhất kể từ năm 2006 đến nay. Đặc biệt vấn đề quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản cũng còn nhiều bất cập, nhiều dự án đã được giao đất nhưng vẫn chưa được triển khai. Mục tiêu phát triển của Thừa Thiên- Huế trong năm 2012 được đề ra là phấn đấu tổng sản phẩm tăng từ 12,2 đến 12,5%.

T.Dũng - T.Minh - Q.Nhật

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo