xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội cho nhà thầu nội

PHƯƠNG NHUNG

Theo đại diện Bộ Công Thương, hiện nay, trong các dự án của nhà thầu Trung Quốc được phản ánh là chủ thầu rút khỏi công trình thì có dự án đã dừng hẳn và có dự án vẫn đang còn hoạt động ở mức độ cầm chừng.

Riêng dự án thủy điện Thượng Kon Tum - nơi các nhà thầu ngừng thi công - chỉ có một phần do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, còn lại chủ yếu nhà thầu xây dựng của Việt Nam. “Để đánh giá trách nhiệm của các bên tại các dự án bỏ dở, cần căn cứ trên các điều khoản hợp đồng để xác định bên nào đúng, bên nào sai. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng không có lý do thì sẽ bị phạt và xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng” - đại diện Bộ Công Thương cho biết.

Nhà thầu Trung Quốc hiện làm tổng thầu EPC 5/6 dự án hóa chất, 2/2 dự án chế biến khoáng sản, 49/62 dự án xi măng và nhiều dự án giao thông. Riêng nhiệt điện, có 16/27 dự án do Trung Quốc làm tổng thầu.

Tại các dự án này, phía Trung Quốc đem toàn bộ vật tư, phụ tùng, phụ kiện có thể chế tạo tại Việt Nam cũng như lao động phổ thông Trung Quốc sang làm việc ở các công trình mà họ làm tổng thầu. Do đó, theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, ngành cơ khí trong nước bị ảnh hưởng nặng nề với việc nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu các dự án bởi không có phần việc nào cho cơ khí trong nước. Về nguyên nhân, theo ông Thụ, hiện nay, các chính sách đã ban hành hỗ trợ ngành cơ khí không được thực hiện nghiêm túc, các cơ chế chính sách phát triển ngành còn thiếu nhất quán. “Ngày 29-11-2012, Chính phủ đã phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước các thiết bị nhà máy nhiệt điện giai đoạn 2012-2015. Theo đó, yêu cầu các chủ đầu tư trong nước, chủ đầu tư các dự án nhà máy nhiệt điện thực hiện theo hình thức BOT phải thực hiện tối đa việc giao cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước thiết kế, chế tạo các thiết bị phụ tùng cho nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, đã 16 tháng kể từ ngày có quyết định, các doanh nghiệp cơ khí vẫn chưa có điều kiện tiếp xúc với chủ đầu tư để bàn bạc, triển khai. Thậm chí, trong việc cung cấp phụ tùng sửa chữa, thay thế, các nhà máy cũng “thích” dùng hàng nhập khẩu Trung Quốc thay vì dùng hàng trong nước” - ông Thụ nêu.

Về việc xử lý sau khi nhà thầu Trung Quốc rút khỏi dự án, cũng theo đại diện Bộ Công Thương, khi chấm dứt được hợp đồng thì sẽ có “cửa” cho nhà thầu trong nước cũng như nhà thầu các nước khác tham gia thi công. Nhìn vào năng lực hiện hữu mà nói, việc các nhà thầu Trung Quốc bỏ dự án vừa là thách thức vừa là thời cơ lớn không chỉ của ngành cơ khí mà còn nhiều ngành khác. Nếu huy động được lực lượng trong nước kết hợp với nhà thầu nước ngoài khác hoàn tất dự án, chúng ta sẽ không lo bị phụ thuộc nhà thầu Trung Quốc về lâu về dài nữa...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo