xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn nợ bạn đọc

PHẠM HẢI CHUNG (*)

Báo chí như chiếc gương phản chiếu sự tồn tại của xã hội dưới nhiều góc cạnh, quan điểm khác nhau tới công chúng. Công chúng là chủ thể và là mục đích hướng tới của hoạt động báo chí.

Vì vậy, họ có quyền được biết sự thật và chính điều đó đã giúp báo chí nói chung, nhất là báo chí điều tra, có được chỗ đứng trong lòng xã hội.

“Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật” - thành ngữ của người Nga vẫn là kim chỉ nam của báo chí điều tra ngày nay. Không phải ngẫu nhiên những tờ báo danh giá như The Guardian hay The Washington Post được vinh danh trong các giải thưởng danh giá nhất Pulitzer, mà chính là nhờ việc đi đầu hoàn thiện kỹ năng điều tra của phóng viên và tôn trọng sự thật trong việc đưa tin đến công chúng, nhất là với vụ NSA (Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ) nghe lén dù chịu áp lực không nhỏ từ các cơ quan chính phủ Mỹ.

Rất nhiều tờ báo thương mại trên thế giới cho rằng tìm kiếm sự thật là một trong những mục tiêu quan trọng mang lại lợi nhuận, danh tiếng cho các tờ báo. Tuy nhiên, Elisabeth Murdoch, người thừa kế của tập đoàn truyền thông News Corp, phát biểu tại một trường ĐH ở Anh hồi năm 2012 rằng “lợi nhuận mà không có mục đích là công thức cho thảm họa”. Thông tin mang tới cho công chúng không chỉ là sự thật mà còn phải được chắt lọc qua khả năng tác nghiệp chuyên nghiệp, trong đó có kỹ năng điều tra của phóng viên.

Nhà báo luôn phải hoàn thiện nghề chuyên nghiệp hơn, hành nghề đúng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp để có những bài phóng sự điều tra phục vụ công chúng, dù áp lực thương mại, tiến độ tin - bài, an ninh quốc gia, bảo vệ nguồn tin… đều là những yếu tố tác động và gây tranh cãi trong vấn đề tác nghiệp đối với các phóng viên điều tra trên thế giới. Trong bản báo cáo dài 79 trang về tương lai của báo chí điều tra, Lord Inglewood nhận xét: “Tương lai của báo chí điều tra có trách nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào việc nhà báo có thể bảo vệ nguồn tin của mình”. Đối với báo chí chính thống, đặc biệt là báo chí điều tra, việc có được nguồn tin chất lượng, đáng tin cậy là điều quan trọng.

Ở Việt Nam, thời gian qua, báo chí điều tra đã và đang giữ vai trò quan trọng hiện thực hóa chủ trương của Đảng, nhà nước, thúc đẩy xây dựng và phát triển xã hội ngày càng công khai, minh bạch, dân chủ; góp phần chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn ngừa các loại tội phạm trên mọi lĩnh vực. Trong khi thông tin trên internet bùng nổ, các dạng thông tin và chất lượng kiểm chứng khó bảo đảm được thì điều tra chính là thế mạnh của báo chí chính thống. Tuy nhiên, trên một nền tảng báo chí chưa chuyên nghiệp và bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố, trong khi phần đông phóng viên thiếu kỹ năng điều tra thì báo chí điều tra vẫn chật vật định hình chính mình.

Bạn đọc đòi hỏi ngày càng cao song báo chí khó làm thỏa lòng bạn đồng hành của mình. Sự thiếu vắng những bài báo điều tra đúng nghĩa trên dòng báo chính thống trong suốt nhiều năm qua đã chứng minh cho điều đó, đồng nghĩa rằng kỳ vọng được trông tỏ sự thật của độc giả chưa được đáp ứng.

 

(*) Nghiên cứu sinh truyền thông ĐH Bournemouth (Anh), giảng viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền (Hà Nội)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo