xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Của César, trả lại cho César!

CÁT TƯỜNG

Trước điều tiếng của dư luận, tỉnh Khánh Hòa đã phải xem xét và cho dừng phần dự án bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach) dự kiến triển khai trên hơn 74 ha công viên bãi biển Nha Trang; chỉ cho làm các công trình ở phía Nam đầu cầu Trần Phú.

Tổng thể dự án nói trên có vốn đầu tư 26.250 tỉ đồng, do Công ty TNHH Dewan International Vietnam (thuộc Tập đoàn Dewan của Ấn Độ) làm chủ đầu tư. Riêng phần dự án bị dừng, trong giấy phép đầu tư nói rõ khu vực hơn 74 ha biển Nha Trang đã được Dewan đăng ký độc quyền sử dụng tên gọi “Phoenix Beach”; thời gian hoạt động của dự án là 50 năm và có thể xin gia hạn.

Dự án bị phản ứng bởi nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân chủ đầu tư độc quyền chiếm dụng bãi biển bằng cách rào chắn và dựng biển “cấm xâm phạm”, đồng thời có dấu hiệu vi phạm Luật Di sản văn hóa.

Ngoài ra, dư luận địa phương và giới chuyên môn về xây dựng, kiến trúc… đã chỉ ra hàng loạt ưu ái bất thường của chính quyền tỉnh Khánh Hòa dành cho chủ đầu tư.

Có 3 điều cơ bản không thể chấp nhận cho sự hiện diện của dự án trên vịnh Nha Trang này. Một là, vịnh Nha Trang đã được công nhận là di sản thiên nhiên cấp quốc gia, vì vậy bất kỳ công trình nào được xây dựng ở đây đều vi phạm Luật Di sản văn hóa. Hai là, công trình ấy - như Phoenix Beach là rất đồ sộ với hơn 74 ha - sẽ phá vỡ cảnh quan chung của toàn bãi biển Nha Trang và gây nhiều hệ lụy về môi trường. Ba là, bãi biển là không gian công cộng, là tài sản chung của cộng đồng, không thể để cho bất cứ ai độc quyền chiếm dụng và khai thác.

Lẽ ra, chính quyền địa phương phải thấy trước và thấu rõ những vấn đề trên hơn ai hết chứ sao phải chờ dư luận lên tiếng rồi mới đánh giá lại và ra quyết định dừng (?!).

Gần đây, kiểu ứng xử với thiên nhiên, di sản và không gian công cộng kiểu như vậy xảy ra không ít. Dọc các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Trung Bộ, bãi biển gần như đã thuộc về các nhà đầu tư. Người dân địa phương bị bít lối ra biển, vừa mất không gian giải trí vừa mất sinh kế. Hay như dự án lấp sông Đồng Nai để làm khu đô thị, dù lòng dân chưa thuận, các cơ sở khoa học cũng chưa bảo đảm nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn cấp phép và nhà đầu tư đã nhanh chóng tiến hành đổ đá lấp sông. Phải đến khi công luận chỉ trích gay gắt thì mới tạm dừng dự án để… đánh giá tổng thể!

Những vụ việc kể trên cho thấy nguyên tắc trọng dân chưa được chính quyền địa phương tuân thủ, ngược lại nghiêng về phía lợi ích của nhà đầu tư nhiều hơn. Với bất kỳ dự án, công trình nào, lợi ích tập thể phải được đặt lên cao nhất; người dân phải được thụ hưởng nhiều nhất; nếu đã sử dụng hoặc định đoạt sai, xâm phạm đến lợi ích của người dân thì phải trả lại cho họ. “Của César hãy trả lại cho César”!

Và, không chỉ vậy, phải có cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm về những quyết định sai trái của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo