xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Di dời dân đến nơi an toàn và xây lại bờ kè

B.T.Ng

Ngày 9-6, gần 700m chiều dài dọc theo bờ rạch Giồng xuất hiện nhiều vết nứt gãy và có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở. (NLĐO)- Đây là hai hướng giải quyết được Khu Đường sông TPHCM, UBND huyện Nhà Bè và các đơn vị thi công bờ kè chống sạt lở thống nhất trong cuộc họp khẩn ngày 9- 6 về giải pháp xử lý sau sự cố sụt đất tại khu vực bến đò Hiệp Phước rạng sáng 7-6 làm 11 nhà dân bị cuốn xuống sông.

Kết thúc cuộc họp, UBND huyện Nhà Bè, UBND xã Hiệp Phước sẽ đứng ra bố trí nơi tái định cư cho 11 hộ dân có nhà đã bị sạt lở, và di dời hàng chục hộ dân nằm trong khu vực đang có nguy cơ sạt lở xung quanh bến đò Hiệp Phước.

Ngay trong ngày 9-6, UBND huyện Nhà Bè tiến hành khảo sát toàn bộ khu vực có nguy cơ sạt lở cao và di dời dân đến nơi an toàn. Hộ dân nào không có chỗ ở nhờ thì chính quyền sẽ thuê nhà cho dân tạm trong thời gian chờ bố trí nơi ở mới.

Còn Khu Đường sông TPHCM, và các đơn vị thực hiện dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở khu vực bến đò Hiệp Phước như Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa, Công ty cổ phần dịch vụ xây dựng và cơ khi đường thủy miền Nam đã thống nhất không sử dụng tiền ngân sách mà tự bỏ kinh phí để xây dựng lại toàn bộ đoạn bờ kè dài 80m có kinh phí đầu tư 1,6 tỷ đồng, đã bị đổ sập xuống sông vào rạng sáng 7-6.

Trao đổi với báo chí, ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Khu đường sông thông báo: Ngày 10-6, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bách Khoa, đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế sẽ đưa ra phương án khôi phục lại đoạn bờ kè khu vực bến đò Hiệp Phước.

Trong một diễn biến khác có liên quan, chiều 9-6, thông tin từ ông Vũ Minh Châu, Trưởng phòng Kinh tế kiêm Phó ban Thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Nhà Bè cho biết: Đã có thêm 2 căn nhà tại khu vực kênh Đồng Điền thuộc ấp 1, xã Hiệp Phước đã bị lún nứt và có thể trôi sông bất kỳ lúc nào.

Ngoài ra, theo báo cáo của UBND xã Hiệp Phước, đến 9-6, gần 700m chiều dài dọc theo bờ rạch Giồng về phía thượng lưu cũng xuất hiện nhiều vết nứt gãy và có nguy cơ sẽ tiếp tục xảy ra hiện tượng sạt lở.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo