xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đìu hiu xóm rác

DUY NHÂN – MINH ANH

Trời cuối năm se lạnh, thỉnh thoảng từng đợt gió lại lùa về những mùi “đặc trưng” từ những mớ hổ lốn của xác súc vật và rác thải sinh hoạt. Nhưng hàng trăm con người vẫn lầm lũi, miệt mài bới tìm trong đống rác những gì mà họ cho là quý nhất để mưu sinh

Hơn 10 năm trước, hàng trăm con người với muôn cảnh đời nghèo ngặt đổ xô về bãi rác ở phường Tân Xuyên, TP Cà Mau để “ký sinh” trên những thứ mà thiên hạ đã bỏ đi. Họ nhặt nhạnh những tấm bạt cũ, rách mà dựng lên những túp lều để chui ra chui vào.

Cái xóm rách nát và dị thường ấy được người dân địa phương gọi là “xóm rác”. Tháng 8-2008, tỉnh Cà Mau xây dựng hẳn một khu lưu dân cư bên cạnh bãi rác, đưa những hộ dân này vào ở. Tuy được an cư nhưng cuộc mưu sinh trên rác của họ vẫn chưa dừng lại.


“Ký sinh”


Trời cuối năm se lạnh, thỉnh thoảng từng đợt gió lại lùa về những mùi “đặc trưng” từ những mớ hổ lốn của xác súc vật và đủ thứ rác thải sinh hoạt. Nhưng hàng trăm con người vẫn lầm lũi, miệt mài bới tìm trong đống rác những gì mà họ cho là quý nhất để mưu sinh.

Đêm xuống, với đèn pin, túi ni-lông, gậy gộc, móc sắt..., họ lại lao vào những đống hỗn tạp, hôi thối mà ra sức cào xới. Tiếng hò hét, văng tục, tiếng va chạm của gậy gộc... chát chúa như lấn át cả tiếng động cơ của những chiếc xe đổ rác đang quay ngược về trung tâm TP.

Cứ thế, họ bới hết đống rác này rồi lùng sục sang đống rác khác để tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể bán được. Sau một đêm bới tung cả bãi rác hàng chục hécta, mỗi người kiếm được từ 20.000 đồng – 30.000 đồng.

“Không có phương tiện sản xuất, không giấy tờ tùy thân, lại thất học nên cuộc sống của người dân xóm rác dường như ngày càng gắn chặt hơn với rác. Kiếm ăn ở bãi rác rất nguy hiểm, không cẩn thận sẽ bị cần cẩu xúc rác quật trúng hay giẫm phải vật sắc nhọn. Còn chuyện giành giật, đánh nhau đổ máu thì xảy ra như cơm bữa” -  ông Nguyễn Minh Quang, tổ trưởng khu lưu dân cư xóm rác, chua chát nói.

img
Những đứa trẻ ở xóm rác thiếu thốn đủ thứ từ vật chất lẫn tinh thần

Những ngày giáp Tết, xóm rác vẫn đìu hiu đến lạ, dù nơi đây chỉ cách trung tâm TP Cà Mau vài cây số.

Trong căn nhà số 8 của ông Lê Văn Pho (quê Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển- Cà Mau) nóng hầm hập mà có đến 7 người chen chúc. Đây là gia đình đông nhất và cũng nghèo nhất xóm rác. Hầu như tất cả đồ đạc trong nhà này đều được nhặt từ bãi rác mang về dùng. Bản thân ông bị tai biến nằm liệt trên giường, vợ lại ốm yếu, có 5 người con thì 3 người bị thiểu năng trí tuệ.

Ông Pho buồn bã nói: “Miếng ăn kiếm còn khó nên chuyện Tết nhứt cũng phải quên đi. Đã hàng chục năm nay, không có năm nào nhà tôi ăn Tết”.
 
Bên cạnh, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng cũng chưa năm nào có được cái Tết trọn vẹn.

Cách đây mấy năm, gia đình ông tách ra khỏi khu ổ chuột của những người vô gia cư ở phường 9, TP Cà Mau mà ra bãi rác sống với nghề “làm bọc”. Nhưng chừng ấy không đủ tiền cho người vợ bị bệnh kinh niên và đứa con bị câm điếc bẩm sinh mua thuốc chữa trị.

Ông Hùng bảo rằng năm nay,  cả gia đình ông vẫn phải ăn Tết cùng rác, ba ngày Tết vẫn như những ngày bình thường, tiếp tục nhặt nhạnh, đào bới.


Mùa xuân không áo mới


Mặc cảm về sự nghèo khó khiến người dân trong xóm này gần như không giao thiệp với bên ngoài. Ngay cả những đứa trẻ trong xóm, chúng cũng như ý thức được thân phận nên chỉ quanh quẩn trong xóm, rất ít khi kết bạn với những đứa trẻ bên ngoài.

Quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ” vẫn còn nặng nề khiến trẻ em xóm rác ngày một đông hơn. Hiện ở đây đã có hơn 30 trẻ nhỏ, không đứa nào được học hết lớp 4. Chúng đen nhẻm, gầy còm.

Ngày ngày hết buổi học, bọn trẻ lại theo cha mẹ lục lọi trong bãi rác để kiếm sống nên ước mơ về một tấm áo mới hay xa hơn là được học hành đến nơi đến chốn là điều quá tầm tay.

img
Mưu sinh trong môi trường độc hại ở xóm rác. Ảnh: M.ANH

Hay cả những khu công viên, vui chơi giải trí trong TP  rất gần bãi rác mà hầu hết bọn trẻ chỉ được nghe qua chuyện kể. Cháu Nguyễn Văn Quốc (con ông Hùng) đang học lớp 2, bảo rằng sẽ tranh thủ những ngày nghỉ Tết đi lượm thiệt nhiều bọc bán để Tết này đi công viên chơi một lần cho biết.
 
“Nghe các bạn cùng lớp nói đi chơi Tết ở công viên rất vui, con ước gì được một lần đến đó!”- Quốc hồn nhiên nói.


May mắn hơn những đứa trẻ ở xóm rác, năm nào Tết đến,  cháu Nguyễn Chí Khanh (8 tuổi, con ông Nguyễn Đoàn Kết, quê ở Bạc Liêu) cũng được đi chúc Tết thầy và ghé chơi nhà bạn.

Khanh nói: “Tết ở nhà các bạn có nhiều bánh và vui lắm. Còn nhà con thì không có gì để ăn”. Quần áo của lũ trẻ cũng được mẹ chúng lượm trong bãi rác, lựa bộ nào còn tốt đem giặt lại cho con mặc chơi Tết và đi học.


Chiều xuống, xóm rác cứ chập chờn mờ tỏ và hun hút ánh mắt trẻ thơ vọng ra con đường đèn vàng nối dài về trung tâm TP Cà Mau đang tưng bừng chuẩn bị đón Tết. Ở đó có những khu công viên mà những đứa trẻ như Quốc và Khanh hằng mơ ước được một lần đến.


Nghề “làm bọc”


Ông Quang đưa cho chúng tôi xem cuốn sổ ghi danh sách những cư dân ở khu lưu dân cư xóm rác. Nhìn vào cột ghi nghề nghiệp của họ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra ai cũng có một nghề “làm bọc”. Hơn 100 người từ già đến trẻ đều chỉ có độc nhất nghề “làm bọc”.

Ông Quang bảo rằng ghi là nghề “làm bọc” cho đỡ tủi, chứ thực chất là “lượm bọc” hay “móc bọc”..., mà đúng hơn phải gọi là thất nghiệp.

 

Kỳ tới: Đón Xuân bên giường bệnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo