xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổ lỗi và nhận trách nhiệm

Dương Quang

Sự ồn ào sau vụ giông lốc khiến hàng trăm cây xanh ở Hà Nội gãy ngã chẳng phải là bàn tìm giải pháp khắc phục hậu quả và hạn chế những thảm cảnh giống vậy trong tương lai mà là quá nhiều lời phát biểu đổ lỗi cho nhau

Những người trước đây ủng hộ kế hoạch chặt - thay cây xanh ở Hà Nội giờ có phần cho rằng mình đã đúng bởi nếu làm sớm thì những cây già, mục nay đâu có gây họa! Rất nhiều người khác, ở “phe” ngược lại, dồn trách nhiệm về phía ngành cây xanh và khí tượng thủy văn, rằng đã thiếu sâu sát lẫn chính xác trong việc giằng chống, tỉa cành và dự báo thời tiết.

Đổ lỗi, bao giờ cũng vậy, thường là phản ứng đầu tiên mang tính bản năng của con người. Nhưng trong vụ này, đâu cần thiết phải làm thế bởi ai cũng biết rằng khi giông lốc giật đến cấp 9 thì ngay cả những đại thụ hàng trăm tuổi, đang sống vững chãi vẫn có thể tét cành, trốc gốc. Cây xanh Hà Nội không thể là ngoại lệ.

Cứ tin là những hiện tượng thời tiết kiểu ấy sẽ còn xảy ra nữa, cho nên điều cần làm không phải là tranh cãi chuyện đã qua mà chính quyền địa phương phải làm thế nào để người dân an tâm rằng thiên tai sẽ được chế ngự.

Hành vi đổ lỗi, qua đó, cho thấy sự thiếu tự tin, thiếu dũng khí của những cá nhân hữu trách. Mà hành vi này phổ biến nhiều đến mức đã trở thành phản xạ tự nhiên. Đường cao tốc mới làm đã lún và nứt, đổ lỗi cho... ông trời; nông sản ùn ứ thì đổ lỗi do nông dân không biết tính toán hoặc vì đám thương lái Trung Quốc thất tín; giáo sư, tiến sĩ nhiều mà đề tài khoa học thì xếp ngăn kéo là bởi trình độ Việt Nam “đi trước thời đại”... (!). Tinh thần chịu trách nhiệm quả thật quá thiếu vắng ở chốn quan trường.

Từ thực tế ấy, mỗi khi xảy ra chuyện thì người dân không đòi hỏi gì hơn là chỉ cần nghe một ai đó lên tiếng chịu trách nhiệm. Và đây đó với vụ này vụ kia cũng đã có người lên tiếng nhận trách nhiệm trước áp lực của số đông.

Trả lời chất vấn tại Quốc hội hôm 11-6, trước hàng loạt câu hỏi gai góc tại sao công nghiệp hỗ trợ vẫn là con số 0 còn chiến lược ngành ô tô gần như phá sản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận: “Về cá nhân, tôi nhận trách nhiệm và cảm thấy mình còn một món nợ về việc ngành công nghiệp hỗ trợ chưa có nhiều chuyển biến...”. Còn nhớ, ở kỳ họp thứ 8, “tư lệnh” ngành công thương cũng đã thừa nhận yếu kém trong quản lý nhà nước về nhiều mặt nhưng rồi những tồn tại đó cứ kéo dài từ năm này qua năm khác. Vậy, nhận trách nhiệm... rồi thôi thì cũng như không!

Nhận trách nhiệm nửa vời, chỉ để rút kinh nghiệm thì sợi dây kinh nghiệm sẽ dài ra mãi và những yếu kém, tụt hậu tất nhiên cũng sẽ dài ra theo. Thực tế đó tại Việt Nam khác xa ở nhiều nước: Người đầu ngành nếu tự thấy không hoàn thành chức phận, bị mất tín nhiệm thì chủ động xin nhường ghế cho người khác, tốt hơn. Ở xứ ta thì chưa đến được mức ấy, do đó người dân chỉ cần những nhà chức trách không quen đổ lỗi, biết chịu trách nhiệm và cả cơ chế xử lý “hậu chịu trách nhiệm” nữa, còn không thì sẽ mãi “đánh trống bỏ dùi”!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo