xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổ xô đi mua “nước thánh”

Theo Vietnamnet

Người dân đổ xô đi lấy nước vì tin là dòng “nước thánh” có thể trị được bệnh tật. Đặc biệt, người dân ngoài xã đến mua nước phải chịu phí gấp 3 lần người trong xã.

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, hàng trăm người dân ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã đổ xô đến khe nước Cống Kẹp, tại xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn), xếp hàng mua nước giải nhiệt. Tình trạng này xuất phát từ những lời đồn thổi, nước ở đây uống vào ngọt đậm đà, mát lạnh, nhiều người ví đó là khe “nước thánh” trị được bách bệnh.

“Khe nước thánh”?

Có mặt tại khe nước Cống Kẹp, chảy ngầm từ trên đỉnh núi Sắc, xã Khánh Sơn, đi sâu dưới trục đường QL15 chúng tôi thấy khe “nước thánh” mà hàng trăm người đồn thổi chỉ là 2 vòi nước chảy quanh năm từ trong núi.

Trong nắng nóng như bốc lửa, rất nhiều người dân tại các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, TP. Vinh đi xe máy, xe đạp, dùng ô tô để mua từng tẹc nước về nhà dùng.

img

Người dân đổ xô đi mua “nước thánh” về dùng

Họ cho rằng, nước ở đây không cần qua xử lý, rất trong vắt, mát ngọt, hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên để sử dụng. Hơn nữa, lấy nước ở khe Cống Kẹp về nấu nước chè, nấu rượu uống rất ngon, có vị đậm đà. Và, không ít chị em phụ nữ rỉ tai nhau mua từng can nước để về tắm, giữ được làn da trắng hồng…

Đặc thù khe “nước thánh” Cống Kẹp nằm ngay trên trục đường QL15, nối 2 huyện Nam Đàn (Nghệ An) và huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), rất thuận lợi về giao thông cho nhiều người đến đây để mua về.

Theo ghi nhận, có cả người lần đầu tiên và cũng có rất nhiều người đã mua nước nhiều năm qua. Họ đều tỏ ra rất hứng khởi, tự tin để uống những cốc nước mát lạnh ngay tại dòng nước Cống Kẹp.

Chị B.T.L., một cán bộ ở Nam Đàn (Nghệ An) cho biết: “Gia đình ở thị trấn Nam Đàn, tuần nào cũng đi vào khe Cống Kẹp lấy nước. Nước ở đó ngon ngọt, dùng pha chè thì cho màu xanh, uống đậm đà. Nước đưa về nhà để cả tháng cũng không có gợn đục, gia đình còn tắm cho cả trẻ con mất hết rôm sảy trong mùa hè.

Cũng có nhiều người đồn đoán là nước thánh, nhưng thực chất không phải, chỉ thấy sử dụng rất chất lượng, nên thường xuyên sang mua về dùng”.

Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy, trước đó, tháng 7/2010, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu nước và kết luận nguồn nước chảy bình thường nên người dân ít đến lấy hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người dân lại đổ xô đi lấy nước vì tin là dòng “nước thánh” có thể trị được bệnh tật. Đặc biệt, người dân ngoài xã đến mua nước phải chịu phí gấp 3 lần người trong xã.

Cũng tại giếng nước này, UBND xã Khánh Sơn có dựng biển chỉ rõ nội quy, quy định mức phí mua nước. Nhưng xã này không treo kết quả xét nghiệm mẫu nước bình thường, nên vẫn để người dân hiểu nhầm là khe “nước thánh”.

Chém nhau vì khe nước

Khe nước Cống Kẹp được UBND xã Khánh Sơn cho phép một người dân đứng ra đấu thầu để thu lệ phí. Bình quân mỗi can nước 20 lít thu 1.000 đồng đối với người trong xã và 3.000 đồng đối với người ngoài xã. Còn nếu mua cả can và nước là 60 ngàn đồng/can 20 lít.

Dòng nước tại khe “nước thánh” Cống Kẹp được người kinh doanh tách làm 2 vòi chảy, nước trong veo, không có gợn. Bình quân, cứ hơn 2 phút một vòi nước chảy đầy một can 20 lít nước. Khe ở đây liên tục chảy như thế quanh năm, bất luận là trời mưa hay nắng.

img

Hàng ngàn can nước được “xuất xưởng” mỗi ngày

Được biết, người trúng thầu khe nước trên là ông Nguyễn Trọng Lịch. Gặp chúng tôi, một người thân của ông Lịch đang thu phí của khách cho biết: “Gia đình em phải đấu giá tại UBND xã Khánh Sơn, mỗi năm phải nộp 120 triệu đồng. Dòng nước chảy liên tục, trời mưa hay nắng cũng chỉ chảy tốc độ như anh nhìn thấy”.

Cũng theo người này, thời điểm đông nhất là từ 3h sáng đến 11h trưa và buổi chiều là từ 4h đến 8h tối. Mỗi ngày gia đình ông Lịch thu vào khoảng từ 800 ngàn đến hơn 1 triệu đồng vào mùa nắng, còn mùa mưa thì ít hơn, khoảng 400 ngàn đồng.

Người dân tại đây cho biết, trước năm 2010, khi chưa đấu thầu nguồn nước cho người đứng ra thu phí, đã có nhiều cuộc xảy ra xô xát và thậm chí dùng dao chém nhau chảy máu, bể đầu. Nguyên nhân chỉ vì tranh giành sở hữu nguồn nước tự nhiên chảy từ núi Sắc.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Tranh, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Sơn thừa nhận: “Giếng nước Cống Kẹp đã cho người dân đấu thầu từ tháng 6/2009 đến nay. Mỗi năm, người trúng thầu phải đóng cho xã 120 triệu đồng.

Trước chưa được đấu thầu thì hết sức mất trật tự, xô xát, chém nhau rất nhiều vụ vì giành lấy nước. Còn bây giờ thì thì rất trật tự, được nhiều người đến mua nước sử dụng. Không có chuyện là nước thần thánh, mà chỉ do nhiều người sử dụng thấy tốt nên đồn thổi lên. Điều lạ là dòng nước cứ chảy như vậy và lượng nước như trên quanh năm không thay đổi”.

Sáng ngày 8-5, ông Phạm Văn Thanh, GĐ Sở Y tế Nghệ An, cho biết: “Nguồn nước tại khe Cống Kẹp, xã Khánh Sơn chưa được cấp phép về mặt chứng chỉ. Nhưng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã lấy mẫu nước, gửi đi xét nghiệm và đủ các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm để người dân sử dụng”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo