xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Duy trì GDP năm 2009 khoảng 6,5%

Thái An

Mục tiêu lớn nhất của năm 2009 là ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội

Tiếp tục kỳ họp thứ 4 Quốc hội (QH) khóa XII, ngày 6-11, QH đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ủy ban Thường vụ QH nhấn mạnh: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 khoảng 6,5% để trong trường hợp kinh tế thế giới biến động khó lường, Chính phủ có điều kiện điều hành linh hoạt hơn. Song, nếu tăng trưởng ở mức quá thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt. Do đó, nếu điều kiện thuận lợi, phấn đấu tăng trưởng GDP cao hơn 6,5%.

Duy trì lạm phát chủ động

Với 432 phiếu thuận (87,36%), QH đã lựa chọn mục tiêu lớn nhất của năm 2009 là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, GDP tăng trưởng khoảng 6,5%.

Ủy ban Thường vụ QH nhận xét việc thắt chặt chính sách tiền tệ còn có mặt chưa hợp lý, chưa có sự chọn lọc mà còn thực hiện đồng loạt. Vì vậy, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp (DN), tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn...

QH cũng đã chấp thuận với đề xuất của Chính phủ duy trì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức dưới 15%. Trước đó, một số đại biểu đề nghị cần có giải pháp hiệu quả với quyết tâm cao để đến năm 2010 giảm lạm phát xuống còn một con số hoặc ở mức cụ thể là 9%-10%. Tuy nhiên, theo ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: “Ủy ban Thường vụ QH nhận thấy nếu tiếp tục giảm CPI ở mức một con số sẽ buộc phải tiếp tục thắt chặt tín dụng đối với các DN, giảm đầu tư từ ngân sách Nhà nước, đồng nghĩa với việc giảm việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động”.

QH cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả chi tiêu công ngay từ việc duyệt kế hoạch đầu tư năm 2009, triệt để tiết kiệm chi; công khai danh sách công trình dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ. QH cũng yêu cầu đánh giá toàn diện hoạt động của các DN Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, báo cáo QH tại kỳ họp cuối năm 2009...

Xử lý nghiêm tội phạm môi trường

QH yêu cầu ưu tiên các giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có tích lũy thực sự từ sản xuất nông nghiệp. Kết hợp nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và thu hút các nguồn vốn khác để tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. QH cũng yêu cầu hỗ trợ hợp lý, trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều khi Nhà nước điều chỉnh tăng giá.

Trước những bức xúc về môi trường thời gian vừa qua, QH yêu cầu Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất thải tại các bệnh viện. Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự để xử lý nghiêm tội phạm về môi trường. Nâng mức xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả gây ra, tăng tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa. Cần tạo chuyển biến rõ nét trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Một lần nữa, QH yêu cầu phải đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong cuộc đấu tranh này.

Dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND xã: Cần thận trọng

Chiều cùng ngày, khi tiếp tục thảo luận tại hội trường về đề án thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và người dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND xã, nhiều đại biểu QH vẫn băn khoăn: Một vấn đề mang tính lịch sử mà “quyết” ngay trong một kỳ họp có vội vã không? Theo GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, nếu chỉ vì lý do HĐND quận, huyện, phường chỉ trung gian khiến việc chỉ đạo từ cấp tỉnh xuống không được thông suốt, thì sao không cải tiến cho thông suốt mà lại bỏ đi luôn?

Nhiều đại biểu vẫn tỏ ra băn khoăn về tính chất và hiệu quả của đề án này. Song, đại biểu Phạm Phương Thảo (TPHCM) tỏ ra lạc quan hơn: Bỏ HĐND quận, huyện, phường cũng không quá khó khăn. HĐND ở mỗi quận, huyện tại TPHCM chỉ khoảng 6-7 người, phần lớn là kiêm nhiệm; việc điều chuyển công tác khác đối với những người chuyên trách là hoàn toàn có thể. Dù vậy, cùng với nhiều đại biểu khác, bà Thảo cũng cho rằng nên thận trọng trong việc thí điểm người dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND xã, chỉ nên chọn 10-20 xã, không nên chọn tới hơn 300 xã ở 39 tỉnh, TP như đề án. GS-TS Nguyễn Minh Thuyết lại cho rằng chọn địa phương thuận lợi để thực hiện thí điểm là không bảo đảm.

Dù đã trải qua phiên thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường, song đề án này hiện vẫn gây nhiều tranh cãi, chưa có được sự đồng thuận cao. Vì vậy, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã quyết định dành thêm nửa buổi sáng nay, 7-11, để tiếp tục thảo luận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo