xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ghìm cương diện tích cao su

Bài và ảnh: Nhiên Di

Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích cao su ổn định là 800.000 ha. Thế nhưng từ năm 2013, diện tích cao su cả nước đã đạt tới con số 950.000 ha

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa có văn bản gửi các địa phương và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đề nghị hạn chế trồng mới cây cao su.

Theo Bộ NN-PTNT, những năm qua, ngành cao su có sự phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, diện tích cây cao su cả nước đạt 956.000 ha, trong đó có 50% diện tích đã cho thu hoạch với sản lượng 950.000 tấn (năng suất mủ 17,4 tạ/ha), giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỉ USD. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu cao su đang gặp khó khăn, cung vượt cầu, giá xuống thấp gây ảnh hưởng thu nhập của người lao động. Hiện tại, diện tích cây cao su cả nước đã vượt quy hoạch khoảng 150.000 ha và khó khăn về thị trường tiêu thụ. Do đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị cân nhắc diện tích trồng cao su mới trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế trong cả chu kỳ cây cao su, nếu đáp ứng đủ các điều kiện kỹ thuật và có hiệu quả thì mới trồng. Riêng vùng núi Đông Bắc không tiếp tục trồng mới mà chỉ tập trung chăm sóc, thu hoạch diện tích đã trồng.

Vườn cao su tại xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Vườn cao su tại xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Chủ trương lâu dài của Bộ NN-PTNT vẫn là kiên trì phát triển ngành cao su bền vững, tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đa dạng hóa sản phẩm từ cao su và gỗ cao su chứ không chạy theo diện tích.

Theo Bộ NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 640 ha cao su bị người dân phá bỏ chuyển sang trồng các loại cây khác, khoảng 3.100 ha cao su già cỗi được thanh lý để tái canh. Do đó, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được giao làm nòng cốt thúc đẩy thị trường tiêu thụ sản phẩm, liên kết và hỗ trợ cao su tiểu điền để người sản xuất duy trì vườn cây, không chuyển đổi sang cây khác.

Trước đó, tại hội nghị sản xuất cao su năm 2014 (do Bộ NN-PTNT tổ chức vào tháng 7), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng diện tích cao su bị phá bỏ so với hơn 950.000 ha cao su toàn quốc là con số nhỏ, chưa đáng lo ngại. Còn theo đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, việc diện tích cây cao su vỡ kế hoạch là do thời gian qua người dân cả nước đua nhau trồng cao su khi giá mủ tăng cao, rất khó kiểm soát, trong khi khai thác theo kiểu chụp giựt: cây cao su mới 4-5 năm đã khai thác khiến chất lượng mủ kém, cây suy dinh dưỡng… Từ đầu năm 2013 đến nay, giá cao su giảm chỉ bằng 50% so với giá bán trong năm 2012.

Tuy người dân khắp nơi đang chặt bỏ cao su nhưng các công ty thuộc Tập đoàn Công  nghiệp Cao su Việt Nam vẫn lãi khủng vì “mua rẻ bán đắt”. 

Bán “nồi” để mua “cơm”

“Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho rằng chu kỳ cao su là 20 năm, giá cả thị trường lên xuống là chuyện bình thường, người dân cần nhìn vào chu kỳ dài hạn, không nhìn vào ngắn hạn. Tuy nhiên, người dân sẽ nhìn vào nồi cơm hằng ngày của họ mà quyết định trồng mới, duy trì hay chặt bỏ. Những tín hiệu suy giảm của thị trường tiêu thụ sản phẩm mủ cao su hiện nay phản ánh một cách rõ nét nhất rủi ro của người dân khi tham gia vào trồng cao su. Các công ty sử dụng vốn của nhà nước nếu có rủi ro thì được khoanh nợ, cùng lắm giải thể, chẳng ảnh hưởng đến tiền túi của cá nhân nào trong công ty. Người dân khi xảy ra rủi ro thì phải bán cả “nồi” đi để mua “cơm”, thậm chí có thể sẽ chẳng còn “nồi” mà bán” - TS Tô Xuân Phúc, đại diện tổ chức quốc tế Forest Trends, quan ngại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo