xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm áp lực cho học sinh tiểu học

YẾN ANH

Từ ngày mai, 15-10, các trường tiểu học trên toàn quốc sẽ ngừng đánh giá học sinh bằng điểm số mỗi ngày

Theo quy định tại Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), khi đánh giá sự tiến bộ của học sinh (HS), các giáo viên (GV) không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS và các bậc phụ huynh.

Khích lệ để trẻ thích học

Với sự thay đổi này, hằng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác của HS.

Ngoài ra, giáo viên cũng nêu dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt nhằm giúp đỡ kịp thời những HS chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng. Khi nhận xét, GV cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ để giúp HS tự tin vươn lên.

 

Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Đuốc Sống (quận 1, TP HCM). Ảnh: TẤN THẠNH
Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học Đuốc Sống (quận 1, TP HCM). Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ GD-ĐT, cho hay việc đánh giá này nhằm giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ cũng như nhận ra những khó khăn chưa thể tự vượt qua của các em để hướng dẫn, giúp đỡ. Với cách đánh giá này, HS sẽ thích học và học tốt hơn.

Làm quen với cách đánh giá mới

Trước khi áp dụng cách đánh giá mới, không ít người lo rằng GV sẽ bị quá tải, thậm chí ngại đổi mới khi ngoài công việc giảng dạy còn phải ôm thêm phần nhận xét cho rất nhiều HS. Sự thay đổi này chỉ tạo được chuyển biến khi thầy cô có nghiệp vụ, chịu khó cùng với sự hợp tác, quan tâm đến con cái từ các bậc phụ huynh.

Bà Trần Thị Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), cho hay khi thực hiện thí điểm đánh giá chứ không cho điểm đối với HS lớp 1 vào năm học trước, nhiều GV lúc đầu bỡ ngỡ với cách này, sau đó thì mọi thứ đều ổn. Các phụ huynh cũng băn khoăn khi con không được cho điểm nhưng cuối năm thì không ai có ý kiến gì.

“Đúng là chấm điểm thì phụ huynh thích hơn. Việc đánh giá bằng nhận xét cũng khiến GV mất nhiều thời gian vì phải làm sao để phụ huynh hài lòng mà HS cũng phấn khởi. Nhưng tôi tin là các GV sẽ vui vẻ tiếp thu cách đổi mới này” - bà Lan Hương khẳng định.

Hiện Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn cho khoảng 1.600 cán bộ, quản lý, GV cốt cán của các tỉnh, thành trên cả nước về quy định mới. Ông Phạm Ngọc Định cho hay qua trao đổi, học viên của các lớp tập huấn đã không còn băn khoăn trước cách đánh giá mới.

PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, ủng hộ cách đánh giá bằng nhận xét. Tuy nhiên, PGS Nhĩ đề nghị với các môn tiếng Việt, toán, ngoại ngữ, không nên đợi đến cuối kỳ và cuối năm học mới đánh giá, cho điểm mà cần đánh giá giữa kỳ để phụ huynh, HS nhận biết trình độ và sự tiến bộ trong năm học.

Đánh giá chính xác học lực học sinh

Ông Phạm Ngọc Định thừa nhận vì quá coi trọng điểm số nên nhiều người đã quên mất rằng điểm số cũng có thể không đánh giá chính xác học lực do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đề thi, tâm trạng của HS khi thi cử. Vì vậy, không nên coi trọng điểm số và giảm số lần cho điểm, cũng đừng áp dụng một biện pháp giống nhau cho tất cả HS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo