xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Giảm nhiệt” bằng các đô thị mới

Minh Khanh

Đó là quan điểm của một số chuyên gia sau khi Báo Người Lao Động đăng loạt bài “TP HCM ngày càng ngột ngạt”

Ngày 17-2, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Đình Tuấn, Trường ĐH Môi trường và Tài nguyên TP HCM, cho rằng việc TP HCM ngày càng ngột ngạt là do chịu tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa.

Chia lửa cho khu trung tâm

Theo ông Tuấn, quá trình đô thị hóa cùng với việc bê-tông hóa các bề mặt thoát nước và xây dựng công trình đã tạo ra hiện tượng đảo nhiệt, vì thế nhiệt độ tại đô thị ở TP HCM nói riêng và các đô thị nói chung luôn cao hơn các khu vực lân cận 2-3 độ C.

“Dù biết là ngột ngạt nhưng vì kinh tế, người dân vẫn đổ vào khu trung tâm để sinh sống, làm việc. Rồi mỗi người tự tìm cho mình một cách ứng phó với sự ngột ngạt đó bằng những cách khác nhau, chẳng hạn như nhà nóng thì gắn máy lạnh, kênh rạch ô nhiễm thì lấp đi... Thế nhưng, những cách ứng phó đó tác động tiêu cực đến môi trường, khí hậu và càng làm cho thành phố nóng thêm.

Theo tôi, khu vực trung tâm có lẽ không còn làm được gì nữa vì chẳng còn đất cho cây xanh, mặt nước. TP cần tập trung và rút kinh nghiệm cho các khu đô thị mới để không giẫm lên vết xe đổ như hiện nay. Có thể khi các khu đô thị mới được quy hoạch và kiểm soát tốt hơn về không gian cảnh quan sẽ thu hút người dân, chia lửa bớt cho khu trung tâm” - ông Tuấn nói.

TP HCM cần tập trung đầu tư cho các khu đô thị mới. Trong ảnh: Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
TP HCM cần tập trung đầu tư cho các khu đô thị mới. Trong ảnh: Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tuy nhiên, các chuyên gia về đô thị thì cho rằng ảnh hưởng của thiên tai không đáng kể bằng nhân tai, cụ thể là vấn đề quản lý quy hoạch. Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, so sánh không ảnh TP HCM 50 năm trước thì thấy một dải xanh ngắt của công viên, cây cối; còn hiện tại gần như đã bị bịt kín bởi bê-tông, nhà cửa mọc đến đâu công viên phải “ra đi” đến đấy. Trong 50 năm, không một mảng xanh lớn nào được thiết lập ở khu trung tâm, ngược lại còn bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó, diện tích mặt nước từ các sông, kênh, rạch giúp tạo gió đối lưu, đưa vào nội thành làm mát cả TP nhưng hiện nay nhà cao tầng càng lúc càng mọc nhiều ở bờ Tây sông Sài Gòn nên sắp tới, khu vực bên trong như quận 3, Phú Nhuận... sẽ còn nóng hơn.

“Việc xây dựng ở bờ Tây sông Sài Gòn hiện nay giống như tự phát dù đã có quy hoạch. Nhà đầu tư nào cũng thích vươn cao, vươn xa để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng nếu các cơ quan quản lý mạnh tay ngăn chặn thì đã không xảy ra tình trạng “xé” quy hoạch như hiện nay” - ông Sơn phân tích.

Thương thảo với các nhà đầu tư

Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, nhận định những vấn đề của TP hiện nay phần lớn xuất phát từ việc không thống nhất giữa người lập và thực hiện quy hoạch. Theo quy hoạch chung TP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phần diện tích hai bên bờ của 3 dòng sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai và Nhà Bè phải là dải cây xanh, công viên công cộng. Thế nhưng, cho đến nay, gần như chỗ nào có bờ sông là chỗ đó có dự án. Chẳng những thế, có nhiều dự án còn lấn ra sông.

“Hiện nay, thế giới đang hình thành khái niệm đô thị TP vị nhân sinh, con người có sống tốt thì đô thị mới phát triển được. Vì vậy, TP nên thương thảo với một số chủ đầu tư của các dự án đô thị phát triển ven sông, đề nghị họ sử dụng các diện tích ven sông làm công viên cây xanh cho mục đích công cộng hoặc cũng có thể TP bỏ ra một ít chi phí đền bù. Nếu chủ đầu tư nào có tầm nhìn xa, tôi nghĩ họ sẽ chấp nhận vì nếu người dân, khách du lịch đến nhiều thì giá trị sử dụng đất của họ sẽ tăng thêm” - ông Sơn đề xuất.

Hiện nay, bên cạnh 4 trung tâm đô thị vệ tinh là Tây Bắc Củ Chi, cảng Hiệp Phước, Tân Tạo - Tân Kiên và Khu Công nghệ cao quận 9 đã được đưa vào quy hoạch chung của TP thì quá trình xây dựng các tuyến metro cũng đã hình thành thêm các điểm đô thị xung quanh. Nếu dồn lực để phát triển các trung tâm vệ tinh và các điểm đô thị này sẽ “giải cứu” cho khu trung tâm cũng như có quỹ đất để bù đắp và phát triển mảng xanh, mặt thoáng, giúp điều hòa khí hậu cho TP.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-2

Ngưng ngay việc lấp sông, kênh, rạch

Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, khu trung tâm dù không còn đất nhưng không phải là không có cách cứu vãn. “TP có thể áp dụng cách xanh hóa mái công trình hoặc làm vườn treo, chẳng hạn cứ 10 tầng thì dành 1 tầng để làm mảnh xanh, vừa có không gian công cộng lại vừa điều tiết khí hậu. Tôi cho rằng quy định về diện tích cây xanh tối thiểu phải được đưa vào điều kiện cấp phép xây dựng, đối với dự án trong khu trung tâm hiện hữu có thể là 20% tổng diện tích sàn xây dựng, các khu ngoại thành và khu đô thị mới có thể lên 30%-40%” - ông Sơn nói.

Tuy nhiên, hành động cần kíp nhất lúc này là ngưng tất cả dự án có hạng mục lấp sông, kênh, rạch để xây nhà, làm đường đi...  Kênh rạch nào ô nhiễm thì kiểm tra, xử phạt thật nặng nguồn xả thải, đồng thời khơi thông dòng chảy thì sẽ không còn ô nhiễm. Cống hộp, xét về khả năng tiêu thoát nước, không bao giờ bằng kênh rạch tự nhiên và nó cũng không có khả năng điều tiết khí hậu hay tạo môi trường cảnh quan. Nếu chưa có kinh phí để hồi sinh những đoạn kênh Hàng Bàng tiếp theo thì nên ngăn chặn việc khai tử những dòng kênh từ lúc này” - kiến trúc sư Sơn kiến nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo