xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Thế Dũng

Thủ tướng nhất trí các giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP là kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo niềm tin thị trường… Đặc biệt, phải tập trung gỡ khó cho doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời cho sản xuất

Ngày 12-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhằm rà soát lại kế hoạch năm 2017, đề ra các biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào mục tiêu tăng trưởng GDP.

Phải có hành động cụ thể

Cuộc họp diễn ra trong gần 5 giờ, kết thúc vài phút trước 13 giờ cùng ngày. Thường trực Chính phủ đã rà soát lại từng mục tiêu, chỉ tiêu, kịch bản tăng trưởng đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực để xem xét khả năng, mức độ hoàn thành, các vướng mắc và biện pháp tháo gỡ.

Ý kiến các bộ, tập đoàn, tổng công ty đều khẳng định có thể hoàn thành kịch bản đề ra đối với ngành, lĩnh vực của mình. Ngành nông nghiệp có khả năng đạt tăng trưởng cả năm trên 3% với tổng kim ngạch xuất khẩu trên 33 tỉ USD; công nghiệp chế biến, chế tạo trên 12%; ngành du lịch trên 30%, đạt 13-15 triệu khách quốc tế. Còn ngành dệt may cam kết nỗ lực đạt tăng trưởng trên 10% với mục tiêu xuất khẩu trên 30 tỉ USD.

Gỡ khó cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành tập trung vào các chương trình hành động cụ thể Ảnh: Quang Hiếu

Ghi nhận cam kết của các bộ, tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước quyết tâm chính trị, giải pháp cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ trước mắt còn rất nặng nề, vì vậy phải cố gắng triển khai đồng bộ, có tổ chức, kiểm tra thường xuyên và tổ chức công việc mà các bộ, tập đoàn nêu ra bằng chương trình hành động hết sức cụ thể.

Nhất trí với các ý kiến, giải pháp được nêu ra và nhắc lại năm nay là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN), Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát để giảm chi phí cho DN, kể cả phí BOT. "Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho DN; hỗ trợ kịp thời cho sản xuất, nhất là phí, thuế, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại… Đổi mới, tháo gỡ các cơ chế quản lý trói buộc sự phát triển, nhất là thể chế" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Giảm nhập siêu, "mở" tín dụng

Về thương mại, trước thực tế nhập siêu lớn, đã trên 3 tỉ USD, Thủ tướng yêu cầu các bộ báo cáo giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và kiểm soát tốt hơn nhập siêu.

Với lãi suất cho vay ngắn hạn đang thực hiện giảm từ 0,5%/năm trở lên, Thủ tướng đề nghị các bộ - ngành, nhất là Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ trong điều hành các công cụ tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư, bảo đảm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng... "Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch, lộ trình để bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 21%-22%. Đi liền với đó là bảo đảm chất lượng tín dụng, cơ cấu các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu, quản lý chặt chẽ tín dụng bất động sản và kiểm soát lạm phát" - Thủ tướng chỉ đạo.

Đối với giải ngân vốn đầu tư, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ báo cáo tình hình giải ngân, kể cả vốn ODA, đưa ra các giải pháp bảo đảm tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 34%-34% GDP. Bởi nếu đạt được mục tiêu này sẽ đóng góp rất lớn vào GDP. Việc giải ngân phải sớm và không giật cục.

Thủ tướng cũng nhất trí các giải pháp về tăng tiêu dùng hộ gia đình bằng kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo niềm tin thị trường, tạo điều kiện tiếp cận tín dụng tiêu dùng, nâng cao chất lượng hàng nội địa, giảm khó khăn, rủi ro trong sản xuất - kinh doanh. Cùng với đó là quyết liệt tái cấu trúc DN nhà nước, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn.

Đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng

Thủ tướng cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7% thì nửa cuối năm phải đạt mức tăng trưởng 7,42%. Thủ tướng chỉ rõ mức tăng trưởng của nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp. Cụ thể, nông nghiệp nửa đầu năm tăng chậm, chỉ đạt 2,65% trong khi mục tiêu đặt ra cả năm là 3,05%; công nghiệp và xây dựng tăng chậm, với mức tăng 5,81% nửa đầu năm, muốn cả năm đạt 7,91% thì nửa cuối năm phải đạt mức tăng rất cao là 9,2%. Đặc biệt, cứ tăng 1 triệu tấn thép góp phần tăng 0,08% GDP; tăng 1 triệu tấn than là tăng 0,17% GDP. Khu vực chế biến, chế tạo, nửa đầu năm tăng 10,52%, để đạt mục tiêu kế hoạch là 13% thì nửa cuối năm phải tăng trưởng 14%.

Thủ tướng cho rằng tăng trưởng GDP liên quan đến nhiều vấn đề, lĩnh vực quan trọng. Do đó, cần những giải pháp, đột phá ở các cấp, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty lớn.


Còn hơn 5.700 giấy phép con

Nhằm tạo thuận lợi cho DN, Chính phủ yêu cầu rà soát các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh. Tại báo cáo mới nhất gửi Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có 5.719 điều kiện kinh doanh (thường được gọi là giấy phép con). Trong đó nhiều nhất là Bộ Công Thương có 1.220 giấy phép con theo 27 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ít nhất là Bộ Xây dựng cũng có 106 giấy phép con theo 17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo