xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hài hòa lợi ích chung - riêng

Hồng kỳ – Đức long

Cần tìm tòi những hình thức mới của công hữu, gắn kết lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước

Chiều 14-1, đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch (TPHCM) đã “làm nóng” hội trường khi phát biểu trao đổi về vấn đề mà ĐB Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư) đã nêu ra trong phiên thảo luận chiều 13-1 là có nên công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu hay không.
 
Theo ĐB Võ Hồng Phúc, Liên Xô, Đông Âu theo mô hình công hữu tư liệu sản xuất nên đã thất bại, VN rút ra bài học và đã thành công. Cái gốc của XHCN là công bằng xã hội, là điều tiết thu nhập chứ không phải cái gốc là ai sở hữu. Nếu tiếp tục nhấn mạnh công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thì không ai dám đầu tư xây dựng nhà máy điện, đầu tư xây dựng hạ tầng. “Quan điểm “nuôi vỗ béo xong thịt” thì ai dám làm, ai dám đầu tư?” - ông Phúc đặt vấn đề.
 
ĐB Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia, cho rằng Cương lĩnh 1991 cũng xác định công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng 20 năm qua, chúng ta đã thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài, kinh tế khu vực tư nhân phát triển mạnh mẽ. “Nếu chính sách, pháp luật rộng mở, thông thoáng, tạo điều kiện tốt thì mọi người vẫn đầu tư. Công hữu như thế nào để gắn lợi ích riêng và lợi ích chung. Cần tìm tòi những hình thức mới của công hữu, gắn kết lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước”- ông Nghĩa nhìn nhận. Quan điểm của ông Nghĩa cũng được ĐB Võ Đức Huy, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng tình.
 
Tự nhận không tranh luận, ông Trần Du Lịch nêu vấn đề: Khi thực hiện nền kinh tế chế độ công hữu thì không có cơ sở để sản xuất hàng hóa và thị trường. Bởi đặc điểm sản xuất hàng hóa là khác nhau về việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. “Trước đây, tuy đối kỵ với sản xuất hàng hóa, đối kỵ với thị trường nhưng chúng ta đã thừa nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN. Về lý luận cũng chưa bảo đảm là mô hình kinh tế - xã hội chúng ta xây dựng tương lai có còn sản xuất hàng hóa, có còn thị trường hay không?” - ông Trần Du Lịch băn khoăn.
 
Ông Trần Du Lịch đề nghị: “Chúng ta bắt đầu tái cấu trúc nền kinh tế, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, đóng góp công nghệ, xây dựng thương hiệu, muốn mọi người làm ăn dài hạn chứ không làm ngắn hạn, “đánh quả”. Nếu cái gì ảnh hưởng đến mục tiêu huy động nguồn lực, phát triển kinh tế, chuyển dịch kinh tế từ gia công sang sản xuất, ảnh hưởng mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN thì chúng ta tạm thời không nên đưa vào văn kiện quan trọng của Đảng”.
 
Cần có tư duy đổi mới
 

ĐB Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội VN, cho rằng sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng phải vì dân và dựa vào dân. “Hiện nay, tình trạng xa dân, vô cảm với dân, mất dân chủ với dân, hành dân, sách nhiễu dân đang trở thành phổ biến ở nhiều nơi. Cùng với đó, nạn tham nhũng chưa được đẩy lùi. Thực trạng này đang làm một bộ phận nhân dân giảm lòng tin vào Đảng. Đây là điều không thể xem thường” – ông Đỗ Hoài Nam lo ngại.

 
Theo ông Đỗ Hoài Nam, để đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới kinh tế, các cán bộ của hệ thống chính trị cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong sạch, công tâm, đoàn kết, trí tuệ và có tư duy đổi mới một cách khoa học.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo