xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hiệp sĩ” vùng rốn lũ

Hoàng Dũng - Biên Thùy

Đến các vùng bị ảnh hưởng bão lũ vừa qua, chúng tôi được chứng kiến hoặc nghe người dân kể lại rất nhiều chuyện về những “hiệp sĩ” cứu người. Họ bất chấp tính mạng của mình để giúp nhiều người thoát khỏi cái chết trong gang tấc

Đó là chuyện về y sĩ Lê Hoài Phước, đã bất chấp hiểm nguy vượt dòng nước lũ làm bà đỡ bất đắc dĩ cứu sống 2 sản phụ và 2 trẻ sơ sinh ở Quảng Nam.

Đó là chuyện về 11 chàng thanh niên ở tổ Hồng Phước, Hòa Khánh Bắc - Đà Nẵng tình nguyện ở lại chèn chống, dọn dẹp  nhà cửa cho dân và bị mắc kẹt trong vùng rốn lũ. Hay chuyện về ông Võ Hữu Đô ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã cứu  hàng chục cụ già, trẻ em vùng rốn lũ.


Đỡ đẻ trên đỉnh lũ


Những ngày sau bão lũ đi qua, con đường dẫn về trung tâm huyện Đại Lộc - Quảng Nam đầy bùn lầy, cách trở. Bùn đóng thành lớp dày đến 0,5 m khiến cho giao thông nơi đây bị ách tắc.

Dù chúng tôi đã hẹn gặp y sĩ Lê Hoài Phước (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đại Lộc) lúc chiều, song khi đến nơi, anh cho biết đang phải tiếp tục đi làm nhiệm vụ cấp phát thuốc chữa bệnh cho dân vùng rốn lũ Đại Hòa đến tối mới về trụ sở. Mãi đến 20 giờ, anh Phước mới trở về.


Dù đang thấm mệt nhưng khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện làm bà đỡ bất đắc dĩ để cứu 2 sản phụ và giúp 2 trẻ sơ sinh chào đời an toàn, anh Phước vẫn sốt sắng tiếp chuyện. Hôm ấy, lúc 17 giờ ngày 30-9, lũ dữ đang lên đạt đỉnh.

Trong lúc ngồi trên chiếc xuồng máy cùng đồng đội đi giúp dân vùng lũ, anh Phước nhận được điện báo ở xã Đại Quang có một trường hợp sắp sinh cần được giúp đỡ. Dù không phải nghề chuyên môn nhưng y sĩ Phước vẫn hối thúc đồng đội cho xuồng tăng tốc, vượt dòng nước xoáy tiếp cận nhà sản phụ.

img
“Bà đỡ” bất đắc dĩ – y sĩ Lê Hoài Phước...


“Tuy nhiên, xuồng máy không thể nào đến được nhà sản phụ do nước chảy xiết. Tôi quyết định xuống xuồng, lao vào dòng nước ngập sâu bơi vào nhà sản phụ. Lúc đó, sản phụ đang nằm trên chiếc ghế được gia đình kê lên cao để tránh lũ và vật lộn với cơn đau sinh nở” – anh Phước kể.


Nhanh chóng bơi vào nhà, y sĩ Phước vội vã tiến hành đỡ đẻ. 20 phút sau, một bé trai đã chào đời an toàn. Tiếp đó, anh Phước cùng đồng đội đã đưa mẹ con sản phụ này đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam để chăm sóc.

“Bây giờ nghĩ lại mới thấy sợ. Lúc đó nước chảy xiết lắm, chỉ cần sơ ý là sẽ bị lũ cuốn trôi, song tôi chỉ tâm niệm làm sao cứu cho được mẹ tròn con vuông nên bất chấp tất cả hiểm nguy” - anh Phước tâm sự.


Như có “duyên”, không chỉ một lần, y sĩ Phước còn làm công việc đỡ đẻ bất đắc dĩ này nhiều lần. Sau ca đỡ đẻ này một ngày, sáng 1- 10, trong lúc cùng đơn vị trên đường làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão tại xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, anh Phước cũng gặp một trường hợp chuyển dạ đang vội vã tìm đến bệnh viện trong dòng nước lũ.

img
...và mẹ con sản phụ ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc - Quảng Nam. Ảnh: H.DŨNG - Đ.MẠNH


Lúc này nước chảy xiết nên chiếc ghe nhỏ chở sản phụ không thể đi được. Anh Phước và đồng đội nhanh chóng quyết định đưa sản phụ này lên một nơi khô ráo để cấp cứu sinh. “Lúc đó rất khó khăn vì không có đầy đủ dụng cụ, trong khi sản phụ lại sinh bọc nên càng nguy hiểm gấp bội. Cuối cùng, một bé trai nặng 2,1 kg cũng đã chào đời, mẹ con đều an toàn” - anh Phước nhớ lại.

Sau đó, mẹ con sản phụ đã được lực lượng cứu hộ chuyển đến bệnh viện chăm sóc. Anh Phước thổ lộ: “Khi nhận được tin báo, chồng sản phụ, một sĩ quan quân đội, từ Gia Lai trở về tìm tôi và đề nghị tôi làm cha đỡ đầu cho đứa bé. Tôi đã nhận lời”.


Anh Phước cho biết năm 1984 và năm 1989 anh cũng đã làm “bà đỡ” bất đắc dĩ để cứu 2 sản phụ đã sinh ngay trên đường đến bệnh viện. “Không học nghề đỡ đẻ nhưng sao anh làm được “chuyên nghiệp” như vậy?” - tôi thắc mắc. Anh Phước cười ngượng ngùng: “Có lẽ do đã học qua nghề y và trong cơn nguy cấp lúc bão lũ hoành hành, tôi chỉ biết cố gắng hết sức để làm sao cứu được người kịp thời mà thôi”.


“Chú Đô cứu người”


Hễ có tin mưa bão là ông Võ Hữu Đô, năm nay đã bước sang tuổi 50, ngụ tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lại lao ra khỏi nhà, cầm loa phóng thanh đi khắp xóm vận động bà con phòng chống, di dời đến nơi an toàn. Trong đợt bão lũ lịch sử vừa qua, ông Đô đã bất chấp hiểm nguy cõng nhiều cụ già và trẻ em vượt sóng gió đến nơi an toàn.


Khi chúng tôi đến thôn Mai Gia Phường, xã Lộc Bình, vừa hỏi thăm ông Đô, từ người già đến trẻ con ai cũng tranh nhau dẫn đường: “Chú Đô cứu người phải không? Để tôi dẫn đến nhà chú cho”. Gặp ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

Ông Đô có dáng người hơi thấp, nước da ngăm đen và bàn tay thô ráp vì bươn chải với mưa nắng quanh năm. Khuôn mặt ông hốc hác sau những ngày bão lũ vừa qua vì mải lo chạy vạy giúp đỡ mọi người. Bà con trong thôn cho biết gia đình ông không có người dọn nhà cửa khi bão tan, lũ rút, song ông vẫn đi loanh quanh khắp thôn để tiếp tục giúp người dân thu dọn.


Anh Nguyễn Hòa, một người dân ở thôn Mai Gia Phường, vẫn chưa hết bàng hoàng vì ngôi nhà của mình bị bão lớn giật sập xuống giữa biển nước mênh mông. “Chúng tôi may mắn được chú Đô đến hỗ trợ kịp thời nên gia đình mới bảo toàn được tính mạng.

img
Cứ mỗi khi nghe tin bão lũ là ông Võ Hữu Đô lại vác loa phóng thanh đi vận động người dân phòng chống. Ảnh: B.Thùy


Khi bão lũ đang dồn dập, chú Đô không ngại nguy hiểm vẫn chèo thuyền đến đưa gia đình chúng tôi đến nơi trú ẩn an toàn. May nhất là mình vẫn còn sống. Mất nhà mà còn người thì cũng sẽ cố gắng xây lại được thôi”- anh Hòa xúc động.

Ông Lê Túy, Chủ tịch UBND xã Lộc Bình, cảm kích: “Nhờ chú Đô mà suốt những năm qua, nhiều gia đình ở xã nghèo này có được một cuộc sống bình yên, nhất là trong mùa mưa bão”. Ông Túy cho biết dù là trụ cột chính trong gia đình nhưng hễ hàng xóm có chuyện gì cần là “chú Đô cứu người” lại có mặt.


“Cứ mỗi lần nghe tin mưa bão là chú Đô lại sốt sắng chuẩn bị loa phóng thanh, rồi xắn quần đi tuyên truyền, vận động bà con. Nhà neo đơn, người già không đủ sức di chuyển thì chú ấy cõng, dìu đi. Trời mưa, gió thổi mạnh mà chú Đô vẫn gắng hết sức cõng thân già của tôi thoát nạn, lại không hề cần một tiếng cám ơn.

Suốt đời ni, tôi không quên được sự giúp đỡ đó” - bà Văn Thị Don, người được ông Đô cứu trong trận bão lũ vừa qua, tâm sự.


Khi chúng tôi đề nghị kể lại chuyện cứu người trong trận bão lũ vừa qua, ông Đô thản nhiên: “Cuộc đời tôi sống ở đầm phá Tam Giang quen rồi. Dù tuổi cao nhưng sức bơi lội còn tốt nên giúp bà con khi hoạn nạn là lẽ thường”.


Ở lại rốn lũ giữ nhà cho dân

Chuyện về 11 thanh niên tình nguyện ở lại chèn chống nhà cửa, giữ tài sản cho người dân làng Hồng Phước, Hòa Khánh Bắc - Đà Nẵng thật đáng trân trọng. Từ tối 27-9, gió bão bắt đầu thổi mạnh nên hàng chục hộ dân làng Hồng Phước đã di chuyển đến nơi tập trung an toàn. Trước tình thế trên, 11 chàng trai trong làng đã bất chấp nguy hiểm, tình nguyện ở lại giữ nhà cho dân.

Đến chiều 30-9, bão đi qua, lũ dữ tràn về làm cô lập hoàn toàn khu vực làng Hồng Phước khiến 11 chàng trai này phải trèo lên nóc nhà trú ẩn. Họ nhịn đói cả ngày mới được lực lượng chức năng đến ứng cứu.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo