xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hộp đen: Lắp đặt cho có!

Văn Duẩn

Việc lắp đặt hộp đen phục vụ giám sát hành trình phương tiện giao thông còn mang tính đối phó, quản lý chồng chéo, thủ công, thiếu hiệu quả

“Giờ mới có hơn 80.000 xe lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen - GPS) mà còn theo dõi chưa đâu vào đâu, tới đây nếu phải theo dõi toàn bộ hàng trăm ngàn xe thì quản lý thế nào?”. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, lo ngại như vậy về hoạt động giám sát hành trình phương tiện giao thông sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 171/NĐ-CP.

70% xe truyền dữ liệu

Theo Nghị định 171, từ ngày 1-7-2013, tất cả phương tiện kinh doanh vận tải tuyến cố định liên tỉnh bắt buộc phải lắp đặt hộp đen. Trong đó, theo lộ trình, trước ngày 1-7-2015, các loại taxi, xe đầu kéo kéo rơ-moóc, sơmi rơ-moóc phải hoàn thành lắp đặt hộp đen. Đối với ô tô vận tải có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên, thời điểm gắn hộp đen hoàn thành trước ngày 1-1-2016 và ô tô có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn trước ngày 1-7-2016.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết qua 2 năm thực hiện Nghị định 171, hiện cả nước có trên 84.000 phương tiện lắp đặt hộp đen để chuyển dữ liệu về Trung tâm Xử lý dữ liệu - Tổng cục Đường bộ Việt Nam với các nội dung về tốc độ xe chạy, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của tài xế, hành trình xe chạy.

Theo quy định, những trường hợp không truyền dữ liệu đầy đủ sẽ bị xử lý với các hình thức: Thu hồi phù hiệu, thu hồi giấy phép kinh doanh nếu có trên 20% số phương tiện bị thu hồi phù hiệu. Hiện nay, tỉ lệ phương tiện truyền dữ liệu về trung tâm mới đạt khoảng 70%. Trong 4 tháng đầu năm 2015, đã có trên 700 xe vi phạm nội dung này bị thu hồi phù hiệu và trên 100 xe bị từ chối cấp phù hiệu.

 

Hiện trường vụ tai nạn làm 7 người chết ở Đà Nẵng ngày 29-4Ảnh: Bích Vân
Hiện trường vụ tai nạn làm 7 người chết ở Đà Nẵng ngày 29-4Ảnh: Bích Vân

 

Đối phó là chính

Theo nhiều chuyên gia giao thông, việc lắp đặt hộp đen là rất cần thiết cho công tác quản lý cũng như ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải và tài xế trong việc tuân thủ pháp luật, góp phần ngăn chặn từ đầu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, sau gần 2 năm kể từ khi bắt buộc 50.000 xe khách phải gắn hộp đen, cơ quan quản lý vẫn chưa có đánh giá về hiệu quả cũng như vướng mắc trong quản lý dữ liệu từ thiết bị này.

Theo đại diện Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hà Nội, do hạ tầng thông tin chưa tốt, còn thiếu nên phải vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp. Cùng đó, dù đã có chế tài xử phạt về hành vi vi phạm giao thông qua hộp đen nhưng cách làm chưa chặt chẽ, thiếu tính răn đe.

Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Chủ tịch Hiệp hội Ô tô tỉnh Điện Biên, cho rằng việc quản lý hộp đen ô tô gặp nhiều khó khăn. Thực tế, nhiều DN thường xuyên ngắt thiết bị giám sát hành trình. Vì vậy, căn cứ vào thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát thời gian làm việc của tài xế cũng như tốc độ chạy xe là không phản ánh được thực chất.

“Việc lắp đặt hộp đen còn mang tính đối phó, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn” - ông Nguyễn Văn Thanh băn khoăn.

Giám sát bằng... thủ công

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, nhìn nhận hiện nay, công tác giám sát hành trình của các cơ quan chức năng như Tổng cục Đường bộ Việt Nam và sở GTVT còn nhiều hạn chế, do chưa có cơ chế trao đổi thông tin hữu hiệu.

“Khi xảy ra các yếu tố mất an toàn thì thông tin cảnh báo chưa được gửi tự động mà phải dò thủ công. Cách làm này rất mất thời gian khi phải lần mò trong số 84.000 phương tiện để tìm ra xe mất an toàn nhằm báo cho lực lượng CSGT chốt chặn trên đường” - ông Hùng dẫn chứng.

Để khắc phục, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đang hoàn thiện đề án về giám sát hành trình. Trong đó, khi phát hiện xe chạy quá tốc độ, hệ thống giám sát hành trình sẽ tự động gửi tín hiệu cảnh báo về các sở GTVT nơi cấp giấy phép lái xe và nơi phương tiện đi qua, đồng thời gửi đến lực lượng CSGT tại các địa phương này để xử lý ngăn chặn lập tức, tránh hậu quả xấu như vụ tai nạn giao thông mới đây ở Trà Vinh.

 

Cột chặt trách nhiệm của doanh nghiệp

Ông Nguyễn Văn Thanh đề xuất cơ quan chức năng nên mạnh dạn giao việc quản lý giám sát hành trình cho DN vận tải chứ không ôm đồm quản lý như hiện nay, đồng thời cột chặt trách nhiệm của DN nếu để xảy ra vi phạm. “Chỉ có phân cấp cho DN quản lý, cơ quan chức năng nhà nước chỉ can thiệp bằng chế tài cụ thể thì mới có hiệu quả” - ông Thanh góp ý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo