xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn

Bài và ảnh: KHÁNH CHI

5 năm qua, Công đoàn cả nước đã thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên - lao động; liên tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên - lao động

“Việc Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Công đoàn (CĐ) sửa đổi đã tạo hành lang pháp lý vững chắc cho CĐ thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ người lao động (NLĐ) cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho phong trào CNVC-LĐ và hoạt động CĐ. Đặc biệt, Luật CĐ 2012 quy định cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ cơ sở, giúp cán bộ CĐ yên tâm công tác.
 
Thuận lợi này đòi hỏi tổ chức CĐ phải nâng cao chất lượng hoạt động; đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ để họ thực sự đủ năng lực đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, CNVC-LĐ” - bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, nhấn mạnh điều này tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành (BCH) Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức trong 2 ngày 26 và 27-12, tại TPHCM.

Góp ý thẳng thắn

Tại hội nghị này, các đại biểu tập trung góp ý cho các văn kiện trình Đại hội lần thứ XI CĐ Việt Nam dự kiến diễn ra vào tháng 7-2013, gồm: Dự thảo báo cáo của BCH khóa X; dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐ Việt Nam.

img
Bà Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Dân vận Trung ương, trò chuyện với các đại biểu trong giờ giải lao

Góp ý cho dự thảo báo cáo do Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Hòa Bình trình bày, các đại biểu thống nhất với những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua: Các cấp CĐ cả nước đã thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ; liên tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; định hướng các hoạt động sát với thực tế đời sống, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của NLĐ.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần đánh giá kỹ hơn tác động của suy giảm kinh tế đối với việc làm, thu thập của NLĐ, đặc biệt là năng lực đại diện, bảo vệ của CĐ cơ sở. Ông Bùi Thanh Nhân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, nêu vấn đề: “Doanh nghiệp thiếu việc làm dẫn đến thu nhập của NLĐ giảm sút; lương không đủ sống khiến tranh chấp, nhất là tranh chấp về lợi ích phát sinh. Trong khi đó, kỹ năng nắm bắt thông tin, thương lượng của cán bộ CĐ cơ sở còn hạn chế”. 

Dồn sức cho CĐ cơ sở

Góp ý cho mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của CĐ trong 5 năm tới, đa số ý kiến thống nhất 4 chương trình được nêu trong dự thảo. Tuy nhiên, cũng có ý kiến băn khoăn về chương trình “Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và NLĐ”. Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, phân tích: “Tự thân tổ chức CĐ không thể thực hiện được chương trình này bởi việc nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và NLĐ là trách nhiệm của doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, đặc biệt còn phụ thuộc vào ý chí phấn đấu của NLĐ”.

Về giải quyết tranh chấp lao động, ông Vương Quốc Nơi, Chủ tịch CĐ Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, cho rằng trong bối cảnh quan  hệ lao động ngày càng diễn biến phức tạp, ưu tiên hàng đầu của CĐ các cấp là dồn sức nâng cao chất lượng hoạt động CĐ cơ sở. Ông Nơi đề xuất: “Cán bộ CĐ cơ sở là người làm công ăn lương nên thường yếu thế trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ. Do vậy, rất cần sự tiếp sức của CĐ cấp trên. Để hỗ trợ CĐ cơ sở, cần làm rõ trách nhiệm của CĐ cấp trên trong việc tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp lao động khi CĐ cơ sở có yêu cầu”.

Góp ý cho dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐ Việt Nam, nhiều ý kiến thống nhất đổi tên Tổng LĐLĐ Việt Nam thành CĐ Việt Nam; tên các cấp CĐ cần gắn với tên địa phương, ngành; nhiệm kỳ từ CĐ cấp trên cơ sở trở lên kéo dài 5 năm, riêng CĐ cơ sở là 2,5 năm. Theo ông Nguyễn Thành Gia, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ TPHCM, Điều lệ CĐ phải phù hợp với các quy định của  Bộ Luật Lao động và Luật CĐ sửa đổi.
 
Trong đó, cần làm rõ hơn chức năng đại diện cho tập thể lao động của CĐ cơ sở khi tham gia giải quyết các tranh chấp lao động. Đặc biệt, ở những nơi chưa có CĐ, cần quy định chi tiết trách nhiệm của CĐ cấp trên trong việc đại diện cho tập thể lao động trong thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động.

ÔNG ĐẶNG NGỌC TÙNG, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM:

Sát yêu cầu thực tiễn

Dự thảo báo cáo phải tập trung đánh giá thật khách quan, trung thực những việc đã làm được, những việc chưa làm được; nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế trong thời gian qua. Việc định hình hoạt động trong nhiệm kỳ mới phải sát yêu cầu thực tiễn, xuất phát từ nguyện vọng của số đông NLĐ. Có như vậy, phong trào CNVC-LĐ mới đi vào thực chất, khẳng định uy tín, vị thế của tổ chức CĐ. Đại hội CĐ các cấp cần bầu ra BCH có đủ năng lực, uy tín để thực hiện nghị quyết nhằm tạo khí thế tiến tới Đại hội XI CĐ Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo