xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không khó!

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Nhiều ban, ngành, địa phương cho rằng xử phạt hút thuốc lá khó khả thi, cần sự tự giác là chính nhưng theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, luật có đủ, quan trọng là sự triển khai quyết liệt của các cơ quan thẩm quyền

Sáng 17-1, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức hội thảo “Đánh giá triển khai thực hiện luật và các giải pháp đưa Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá vào cuộc sống”.

Cai thuốc thay vì xử phạt

Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết kết quả giám sát sơ bộ việc thực hiện Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá tại một số địa phương cho thấy nhiều cơ quan, đơn vị, trường học vẫn chưa có biển “Cấm hút thuốc” hay “Trường học không khói thuốc”. Thậm chí, ngay trong tòa nhà, phòng họp, cán bộ vẫn phì phèo thuốc lá.

Luật đã có hiệu lực từ tháng 5-2013 nhưng đến thời điểm này, tại nhiều địa phương, các quy định vẫn còn nằm trên giấy vì “xã bảo chờ huyện, huyện bảo chờ tỉnh triển khai, còn tỉnh bảo đang nghiên cứu” - ông Tiên lo ngại.

Qua thực tế khảo sát, ông Tiên nhìn nhận chính quyền các cấp và người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa chú trọng triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; cán bộ và người dân chưa thực hiện nghiêm những quy định cấm hút thuốc lá trong nhà, nơi công cộng. Cùng đó, công tác kiểm tra mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở chứ chưa xử phạt.

“Hiện mới chỉ có ngành y tế thực hiện tốt việc cấm hút thuốc lá trong bệnh viện, còn tại một số nơi công cộng như bến xe, nhà ga, bến tàu… dù có quy định xử phạt nhưng rất khó thực hiện. Có khi nhắc không khéo còn bị người ta cự lại” - ông Tiên băn khoăn.

Các cơ sở y tế thực hiện khá nghiêm túc việc treo biển cấm hút thuốc lá trong bệnh viện
Các cơ sở y tế thực hiện khá nghiêm túc việc treo biển cấm hút thuốc lá trong bệnh viện

Đại diện Sở Y tế Lào Cai đề nghị cần nghiên cứu để làm sao có thể cai thuốc lá hơn là loay hoay tìm cách xử phạt. Ông Lê Minh Sơn, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Nam Định, nêu thực tế nhiều cơ quan, đơn vị chưa có biển cấm hút thuốc lá cũng như điểm dành riêng cho người hút thuốc.

Theo Nghị định 176 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1-1), nếu người quản lý các khu vực cấm hút thuốc lá không treo biển cấm hút và thực thi các quy định liên quan khác sẽ bị xử phạt 3-5 triệu đồng. Những địa điểm được hút thuốc lá phải trang bị đủ gạt tàn, bình chữa cháy; nếu không, chủ cơ sở sẽ bị xử phạt 5-10 triệu đồng.

Hút thuốc nhiều do giá thấp

Nhấn mạnh con số 40.000 người chết do liên quan đến thuốc lá mỗi năm, bác sĩ Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc Văn phòng Health Bridge Canada tại Việt Nam, cho biết Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47% nam giới và 1,5% nữ giới. Bà Hoàng Anh cho rằng do giá thuốc lá ở Việt Nam thấp. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, giá thuốc lá tăng 10% sẽ giúp giảm 38 triệu người sử dụng và 9 triệu trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, chống buôn lậu thuốc lá mới là mấu chốt vấn đề. “Theo thống kê, thuốc lá nhập lậu chiếm khoảng 20% thuốc lá được tiêu thụ trên thị trường nhưng thực tế có thể cao hơn nhiều” - ông Cương nhấn mạnh.

Nhắc trước, phạt sau

Lo ngại về việc khó xử phạt hành vi hút thuốc lá tại các điểm cấm, ông Tiên cho biết xử phạt chỉ là biện pháp để tăng tính tự giác, vấn đề quan trọng là phải có biển cấm để cảnh báo cho người dân. “Luật không cấm người dân hút thuốc lá mà chỉ cấm hút thuốc tại những điểm cấm. Có thể lúc đầu sẽ nhắc nhở nhưng nếu tái phạm sẽ kiên quyết xử phạt” - ông Tiên đề nghị.

Trước đó, tại buổi tập huấn của Bộ Y tế về việc triển khai xử phạt hành vi hút thuốc lá tại các điểm cấm, nhiều ý kiến cho rằng quy định yêu cầu người vi phạm đến kho bạc nộp tiền phạt là không khả thi.

“Với lĩnh vực vi phạm trong giao thông, người điều khiển phương tiện phải mang biên lai nộp phạt từ kho bạc thì mới được trả lại giấy tờ, bằng lái xe… Còn với người hút thuốc lá, họ không bị ràng buộc gì để phải lên kho bạc nộp phạt” -  đại diện Thanh tra Sở Y tế Quảng Ninh lý giải.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, cho biết rất nhiều đơn vị có trách nhiệm xử phạt hành vi hút thuốc tại địa điểm cấm. Nếu ở địa phương, chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm xử phạt thì ở cấp bộ - ngành, công chức, thanh tra thực thi nhiệm vụ liên quan đều có thể lập biên bản rồi chuyển những vi phạm này về cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Do đó, không lo chuyện khó xử phạt mà quan trọng là các cơ quan có thẩm quyền có triển khai việc xử phạt hay không.

Buộc cảnh báo bằng hình ảnh

Ông Nguyễn Huy Quang cho biết từ ngày 1-2, tất cả sản phẩm thuốc lá trên thị trường phải in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Các sản phẩm thuốc lá tồn kho in cảnh báo sức khỏe bằng chữ chỉ được lưu hành trên thị trường đến hết tháng 1-2014.

Theo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Công Thương ban hành, từ ngày 1-5-2013, tất cả bao thuốc lá lưu thông trên thị trường Việt Nam phải có cảnh báo tác hại bằng hình ảnh. Các hãng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá buộc phải sử dụng 1 trong 6 mẫu hình ảnh cảnh báo cụ thể để in trên sản phẩm của mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo