xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không phải để kinh doanh!

Lưu Nhi Dũ

Gần 10 năm trước, cố viện sĩ - GS Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQG Hà Nội, đã phát biểu: “Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục Việt Nam so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước để thấy việc đổi mới giáo dục là vấn đề cấp bách…”.

“Giáo dục nước ta đang là một gánh nặng cho cả học sinh, gia đình và xã hội. Hơn bao giờ hết, giờ là lúc cần chấm dứt bệnh thành tích trong quản lý, bệnh gian lận trong thi cử, nạn bằng giả, học giả. Phải lành mạnh hóa môi trường giáo dục” - cố GS Nguyễn Văn Đạo thẳng thắn.

Những lời cảnh báo như vậy đã vang lên nhiều lần nhưng cho đến nay, giáo dục Việt Nam vẫn chưa có thay đổi lớn, thậm chí tiếp tục tụt hậu. PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP HCM, trong buổi đối thoại giáo dục vừa diễn ra ở TP đã cảnh báo Việt Nam đang nằm trong nhóm 4 nước có nền giáo dục tụt hậu nhất ASEAN.

Những nhận định, dự báo ấy đã trở thành hiện thực qua các sự kiện gần đây, như: Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) ngàn tỉ đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), vụ 200 triệu đồng mua bán bằng tiến sĩ…

Bức tranh ấy phản ánh càng rõ nét hơn những gì đã diễn ra ở ngành giáo dục TP HCM. Người ta không thể hiểu được vì sao Sở GD-ĐT TP từng cổ xúy cho chương trình tiếng Anh Cambridge rồi lại thay bằng một chương trình khác mà đằng sau đó thấp thoáng bóng dáng lợi nhuận. Dư luận cũng ngạc nhiên với đề xuất của Sở GD-ĐT TP xin làm SGK riêng; rồi đề án SGK điện tử có sử dụng máy tính bảng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 với số tiền đem ra “thí nghiệm” lên đến hơn 4.000 tỉ đồng.

SGK điện tử là đề án điển hình làm tăng gánh nặng cho học sinh, gia đình và cả xã hội, có màu sắc kinh doanh, gây tranh luận gay gắt trong dư luận xã hội. Một đề án thiếu thực tiễn lẫn tính khoa học như vậy mà vẫn được đưa ra nghiên cứu, thử nghiệm là điều kỳ lạ. Tuy nhiên, dư luận cũng không mấy khó khăn nhận ra đằng sau đó là lợi nhuận, bất chấp những hệ lụy xã hội. Nếu không bị các công ty chi phối, Sở GD-ĐT TP HCM hoàn toàn có thể viết được SGK điện tử, cùng các loại sách tham khảo khác như là “tài nguyên” của mình, từ đó khuyến khích học sinh sử dụng nó qua máy tính như là công cụ hỗ trợ trong giảng dạy và học tập.

Ai cũng hiểu giáo dục phổ thông của nhà nước không phải là môi trường để kinh doanh. Thế nhưng, giáo dục phổ thông đang chuyển từ “công ích”, “phi lợi nhuận” thành môi trường kinh doanh, để những nhóm lợi ích có cơ hội len lỏi vào môi trường giáo dục.

Những tồn tại hiện nay có nguồn gốc từ sự đổi mới quá chậm chạp của ngành giáo dục. Đơn cử là việc gần 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, đến giờ vẫn chưa có một chương trình chuẩn cho môn tiếng Anh, chưa kể các môn học khác.

Giáo dục nước ta vẫn tiếp tục trên đà tụt hậu. Môi trường giáo dục bị lợi nhuận chi phối thì những điều kỳ lạ nảy sinh cũng dễ hiểu. Đó như là những lời cảnh báo tiếp tục được vang lên gay gắt để ngành giáo dục phải sớm đổi mới chính mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo