xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lập vành đai kiểm soát tải trọng xe

Bài và ảnh: THU HỒNG

Ưu điểm của các trạm cân tự động là được đặt âm dưới mặt đường nên không gây ảnh hưởng giao thông. Toàn bộ trạm cân được quản lý bởi một trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu

Một vành đai kiểm soát tải trọng xe với nhiều trạm cân tự động đặt âm dưới mặt đường đang được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM lên kế hoạch và trình UBND TP trong quý I/2015. Theo Sở GTVT, vành đai này như “bộ lọc” giúp việc kiểm soát tải trọng xe đồng bộ, công bằng và minh bạch hơn.

Hạn chế tác động của con người

Theo một cán bộ Phòng Chuyên môn Sở GTVT TP HCM, dự kiến có  hơn 12 trạm cân sẽ được lắp đặt trên các tuyến đường chính ra vào cửa ngõ TP. Các trạm này được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ và từ Quỹ Bảo trì đường bộ. Trong đó, Công ty IDICO sẽ lắp đặt 1 trạm cân tại Trạm Thu phí An Sương - An Lạc với 10 làn xe, còn lại do Sở GTVT TP đầu tư.

 

Một trạm cân di động khi trời mưa phải che chắn và ngừng hoạt động
Một trạm cân di động khi trời mưa phải che chắn và ngừng hoạt động

 

Vành đai kiểm soát tải trọng dự kiến được giới hạn bởi các tuyến đường: Quốc lộ 1 - Nguyễn Văn Linh - Vành đai Đông - Đồng Văn Cống - Mai Chí Thọ - xa lộ Hà Nội. Trên vành đai này sẽ bố trí các trạm cân. Chẳng hạn, tuyến Quốc lộ 1 (phía Đông TP HCM) sẽ đặt trạm cân theo hướng lưu thông từ Đồng Nai về Khu Du lịch Suối Tiên, Quốc lộ 13 đặt tại khu vực cầu Vĩnh Bình hướng vào TP, Quốc lộ 50 đặt ở khu vực cầu Ông Thìn, đường Nguyễn Văn Linh đặt tại trạm thu phí Nguyễn Văn Linh… Ngoài ra, sẽ có các trạm cân trên đường Nguyễn Thị Định hướng từ cảng Cát Lái ra nút giao Mỹ Thủy và đường số 1 từ cụm cảng Z1.

Điều mà đơn vị lập kế hoạch - Sở GTVT TP HCM - đang băn khoăn là làm sao thiết lập vành đai kiểm soát tải trọng được đồng bộ, tránh tình trạng xe né trạm.  Do đó, Sở GTVT sẽ tính toán kỹ các điểm lập trạm trước khi trình UBND TP HCM.

Cũng theo Sở GTVT, ưu điểm của các trạm cân là được đặt âm dưới mặt đường, cho phép phương tiện lưu thông bình thường với tốc độ hơn 100 km/giờ, không gây ảnh hưởng giao thông. Toàn bộ trạm cân được quản lý bởi một trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu (dự kiến đặt tại Trung tâm Chiếu sáng công cộng TP hoặc Văn phòng Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn) nên việc điều khiển sẽ hoàn toàn tự động, hạn chế tác động của con người.

Tạo sự minh bạch, khách quan

Sở GTVT TP HCM cho rằng hệ thống cân tự động khi triển khai sẽ sàng lọc các phương tiện. Chỉ phương tiện nào quá tải mới bị lực lượng chức năng yêu cầu đi qua cân tĩnh để xác định tải trọng. Điều này giúp kiểm soát tải trọng hiệu quả hơn, hạn chế những tác động tiêu cực.

Thanh tra Sở GTVT TP xác nhận hiện 10 cân xách tay, cân tĩnh giao cho lực lượng này sử dụng còn nhiều hạn chế, như: thao tác chậm, không thể hoạt động khi trời mưa, đường ngập nước. Mặt khác, việc cân xe còn thủ công nên không thể dừng tất cả phương tiện quá tải để xử lý. Ngoài ra, do đặc thù giao thông đô thị của TP HCM nên các phương tiện vi phạm cố tình lưu thông vào các tuyến đường nhánh để né trạm cân, dẫn đến số xe quá tải bị xử phạt còn thấp. “Chỉ có 26,6% tổng số xe kiểm tra bị phát hiện quá tải” - một cán bộ thanh tra cho biết.

Nói về vành đai kiểm soát tải trọng, luật sư Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, cho rằng cách làm này không chỉ hạn chế sự can thiệp của con người mà còn tạo sự minh bạch, khách quan trong xử lý phương tiện quá tải nên hiệp hội rất ủng hộ.

Theo ông Chung, thời gian qua, khi Bộ GTVT siết chặt kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc, các doanh nghiệp (DN) ở TP HCM đã chấp hành rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số DN cố tình vi phạm, làm ảnh hưởng thị trường giá cả vận tải. Do đó, khi đưa hệ thống kiểm soát này vào sử dụng, ông Chung hy vọng các DN có môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và đưa giá cước vận tải về đúng bản chất.

TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, cho rằng Sở GTVT nên chú ý đặt các bãi hạ tải ngay các trạm cân tĩnh để đạt hiệu quả cao nhất khi xử lý xe quá tải. Ngoài ra, cần lưu ý đào tạo cán bộ  biết cách sử dụng thành thạo và làm chủ được thiết bị mới. Bởi lẽ, kinh nghiệm cho thấy nhiều hệ thống điều khiển giao thông thông minh được nhập về TP HCM qua thời gian hoạt động đã không phát huy hiệu quả do yếu tố con người.

 

Quy trình hoạt động của trạm cân tự động

Quy trình hoạt động của một trạm cân tự động như sau: Khi xe chạy qua trạm cân, cảm biến truyền dữ liệu về bộ điều khiển để tính toán tải trọng xe. Thông tin quá tải sẽ hiển thị trên màn hình của phần mềm hệ thống cân. Lực lượng chức năng có thể sử dụng phần mềm này ở bất cứ đâu, miễn có kết nối với máy chủ trung tâm, để nhận thông tin cảnh báo quá tải.

Khi có thông tin cụ thể, lực lượng chức năng yêu cầu phương tiện bị cảnh báo vào trạm cân tĩnh được lắp đặt gần đó để xác định tải trọng, lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu hạ tải, cho xe lưu thông tiếp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo