xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liều xài nước bẩn

Kỳ Nam

Thiếu nước sạch trầm trọng, hàng ngàn hộ dân ở 2 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận phải sử dụng nước bẩn, nhiễm phèn

img
 Xe nước ngọt lấy từ… nghĩa địa làng bán lại cho người dân thôn Phú Thọ mỗi ngày. Ảnh: Lê Trường
Không chỉ vùng nông thôn mà một số phường ở TP Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) cũng thiếu nước sạch trầm trọng. Hàng ngàn người dân phải sử dụng nước kém vệ sinh hằng ngày.

Uống nước giếng đào trong bãi rác

Xã Vĩnh Lương chỉ cách TP Nha Trang 8 km nhưng hơn 3.100 hộ dân của địa phương này từ nhiều năm qua luôn thiếu nước sạch.

Ông Nguyễn Thanh Vân, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lương, cho biết từng ấy hộ dân, mỗi ngày cần ít nhất 2.000 m3 nước sạch. Do không có công trình nước sạch, nhiều năm qua, người dân trong xã phải lấy nước từ  cái giếng duy nhất của địa phương, tạm gọi là… sạch, để sử dụng. “Nhưng giếng này chỉ có thể cung cấp khoảng 240 m3 nước/ngày, so với nhu cầu của bà con thì chẳng thấm vào đâu. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị cấp trên và các ngành chức năng của tỉnh sớm đưa nước máy về phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân nhưng tới nay vẫn chưa thấy gì” - ông Vân nói.

Ở xã Vĩnh Lương, với những gia đình có kinh tế khá giả, mỗi ngày phải tốn 30.000 - 40.000 đồng để mua vài khối nước sạch từ các xe bồn bán dạo. Số bà con “ăn sáng, lo chiều” thì đành lấy nước từ giếng đào trong khu bãi rác Rù Rì để… xài tạm. Bà Huỳnh Thị Liện, Trạm trưởng Trạm y tế  xã Vĩnh Lương, cho biết từ năm 2006, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã có kết luận về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm cạn ở Vĩnh Lương. Bằng chứng là số giếng đào trong xã có hàm lượng nitrat cao 2-4 lần so với tiêu chuẩn cho phép và có sự hiện diện của vi khuẩn Coliform (nguồn nước bị phơi nhiễm phân người, phân động vật). Theo báo cáo của y tế xã, từ năm 2006 đến nay, số người chết vì ung thư ngày càng nhiều. Bệnh nhân lao, da liễu cũng tăng.

Công trình nước sạch bỏ hoang

Thực tế tréo ngoe này xảy ra tại 2 thôn Xuân Tây, Xuân Đông thuộc xã Vạn Hưng (Vạn Ninh - Khánh Hòa). Theo ông Cao Duy Hoàng, Trưởng thôn Xuân Tây, gần 8 năm trước khi Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Khánh Hòa đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch, mỗi hộ dân đóng góp từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng để làm đường ống nước vào nhà. Thế nhưng, theo ông Nguyễn Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã: Hệ thống nước sạch này có tổng kinh phí đến 2,6 tỉ đồng, công suất hơn 200 m3/ngày, với mục tiêu cấp nước cho khoảng hơn 10.000 dân. Do thiết kế sai, công trình không đạt hiệu quả, nhiều năm qua đã bỏ hoang. “Xã đã nhiều lần kiến nghị việc này lên cấp trên nhưng mọi việc không thay đổi” -  ông Lộc cho biết.

Không có nước sạch sinh hoạt, người dân Xuân Tây, Xuân Đông phải lấy nước mương thủy lợi để sử dụng hằng ngày. Bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Xuân Đông cho biết đến mùa khô, mương đầy rác, bùn thối nên người dân phải đi xa vài cây số để mua nước sạch ở các thôn Xuân Vinh và Hà Già với giá 10.000 đồng/30 lít. “Những năm gần đây trong xã xuất hiện nhiều trường hợp chết trẻ do ung thư. Các bệnh sỏi thận, viêm xoang, ho mãn tính... cũng trở nên phổ biến” - ông Lộc lo lắng.

Ở 2 thôn Dầu Sơn, Đồng Cau (xã Suối Tân, huyện Cam Lâm), tình trạng giếng nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nhiều năm qua. Chính quyền địa phương cho rằng không đủ khả năng xây dựng hệ thống nước sạch nên cả ngàn người dân địa phương này vẫn phải uống nước bẩn hằng ngày.

Uống nước từ nghĩa địa

Cùng cảnh khốn đốn vì thiếu nước sạch, nhưng hơn 500 hộ dân của thôn Phú Thọ, phường Đông Hải (TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) phải xài nước từ… nghĩa địa vì hầu hết các giếng đào ở đây đã bị nhiễm mặn trầm trọng. Anh Năm Thông, một người dân có 20 năm sống ở thôn Phú Thọ, cho biết: Trước đây, gần 300 giếng nước của địa phương rất ngọt. Nhưng hơn 5 năm trở lại đây, khi người dân các nơi đổ xô đến đào đìa nuôi tôm thì tất cả giếng nước trong thôn bị nhiễm mặn trầm trọng, không thể ăn uống, sinh hoạt được.

đầu năm 2009, nhiều hộ dân thôn Phú Thọ đã thử khoan giếng để tìm nước ngọt nhưng đành… “chào thua” vì hàng chục giếng khoan đều mặn chát. Hết đường, 2 ông Lưu Giang Nam và Lê Văn Phương đã tìm đến động cát cao nhất thôn là nghĩa địa của làng để khoan thử thì bất ngờ tìm được mạch nước ngọt. Vậy là từ đó đến nay, ngày ngày, 2 ông Nam và Phương bơm nước từ các giếng ở nghĩa địa chở đi bán cho người dân trong thôn với giá 60.000 đồng - 70.000 đồng/m³.
Lê Trường
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo