xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lụy “cò”

Lương Duy Cường

UBND TP HCM đang chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ ông Thái Bình Quốc (nhân viên Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Bình Tân, nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Tân) “giúp” bà Phạm Ngọc Yến hoàn tất hồ sơ xin giấy phép xây nhà với giá 5.000 USD và 50 triệu đồng.

Việc người dân “gặp khó” khi xin giấy phép xây dựng hay các loại giấy phép tương tự không hề lạ, kể cả khi chương trình cải cách hành chính được triển khai quyết liệt và đã thu được nhiều thành quả. Ngay những nơi được tiếng là vận hành theo mô hình một cửa, đã lựa chọn cán bộ đủ năng lực và uy tín để tiếp công dân nhưng các loại “cò” giấy phép vẫn ung dung sống.

Người dân vì nhiều lý do nên vẫn cứ phải lụy “cò” khi muốn đến cơ quan công quyền để yêu cầu đáp ứng quyền lợi chính đáng của mình từ dịch vụ công, mà trường hợp của bà Yến là một ví dụ. Ở trường hợp này, “cò” không chỉ lảng vảng ngoài “đồng ruộng” mà nằm ngay trong cửa công quyền, đáng gọi là siêu “cò”. Nếu bà Yến không dũng cảm đưa sự việc ra công luận thì bao giờ cơ quan và cá nhân có trách nhiệm quản lý ông Quốc biết việc này?

Không phải công dân nào khi đến cửa công quyền cũng đều rơi vào tình cảnh như bà Phạm Ngọc Yến (ngụ quận Tân Bình) nhưng hẳn đây không là trường hợp cá biệt. Cứ nhìn vào cái cách vòi vĩnh trắng trợn rồi cách dọa sẽ “dập” của ông Quốc thì rõ.

Ông Quốc chỉ vòi vĩnh cho mình hay còn cho ai nữa, có hình thành đường dây “hành dân” hay không thì phải chờ câu trả lời từ cơ quan chức năng. Nhưng việc ông Quốc dù không liên quan đến việc thụ lý hồ sơ của bà Yến mà vẫn có trong tay giấy mời của UBND quận Bình Tân đóng dấu đỏ trao trực tiếp cho bà Yến để chứng minh uy lực của mình thì dư luận đã có cơ sở để hoài nghi. Tình tiết này cần phải làm rõ.

Ở một lĩnh vực khác, ngày 12-11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố kết quả khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, khoảng 28% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải chi “tiền đen” cho cán bộ hải quan mà Cục Hải quan

TP HCM là địa chỉ bị “kêu” nhiều nhất với tỉ lệ lên tới hơn 53%, chưa kể kèm theo đó là nhiều thủ tục rắc rối, gây khó cho hoạt động xuất nhập khẩu...

Dẫn ra như thế để thấy không chỉ riêng tham nhũng và lãng phí đang là quốc nạn mà tệ vòi vĩnh cũng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tệ vòi vĩnh ở cơ quan nhà nước chỉ xảy ra ở những nơi thiếu sự minh bạch song chỉ thiếu sự minh bạch thôi thì người thừa hành công vụ cũng chưa hẳn đã trắng trợn vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp nếu không kèm theo đó là kẽ hở về quản lý.

Kẽ hở quản lý được tạo ra do cơ chế chưa hoàn chỉnh hay do sự yếu kém của cán bộ thì còn hy vọng vào sự thay đổi nhờ cải cách hành chính. Nhưng khi kẽ hở do chính những người làm công tác quản lý cố tình tạo ra thì phải nói rằng không dễ có “thuốc” đặc trị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo