xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh mẽ để khẳng định mình

Phan Anh thực hiện

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh châu Âu, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - đã chia sẻ như vậy khi nói về vai trò của người phụ nữ hiện nay

Phóng viên: Một khảo sát mới đây của tổ chức kiểm toán và tư vấn Grant Thornton  Việt Nam cho thấy tỉ lệ phụ nữ làm lãnh đạo cao cấp ở các doanh nghiệp Việt Nam đột ngột giảm từ 33% xuống 26% trong năm 2014, trong khi Tạp chí Forbes lại nhận định ngược lại. Theo bà, vì sao có sự khác biệt này?

- Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Hiện nay, chưa đủ cơ sở để nói về một xu thế đang bị đảo ngược. Một báo cáo “Đa dạng giới và hiệu quả doanh nghiệp” khảo sát trong 6 năm (2005-2011) tại 2.360 công ty thuộc 46 quốc gia của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse công bố năm 2012, cho thấy những công ty có phụ nữ tham gia HĐQT đạt hệ số thu nhập trên vốn cao hơn trung bình 4% và tỉ lệ tăng trưởng cũng cao hơn trung bình 4%. Cuộc điều tra không làm sáng tỏ sự khác biệt đáng kể giữa doanh nghiệp có và không có phụ nữ tham gia lãnh đạo trong bối cảnh kinh tế thuận lợi. Tuy nhiên, phụ nữ làm lãnh đạo lại phát huy tác dụng rõ nhất trong điều kiện kinh tế khó khăn, suy thoái; phụ nữ bảo vệ, giúp con thuyền vượt qua bão táp có thể tốt hơn nam giới. Báo cáo của Credit Suisse cũng khẳng định việc ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào cơ cấu lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp là xu thế tất yếu trên toàn cầu và đương nhiên tại Việt Nam cũng vậy.  Tôi nghĩ gia đình cũng thế thôi. Nếu gia đình có vấn đề thì bàn tay, khối óc, trái tim và bản lĩnh của phụ nữ sẽ giúp cho tổ ấm đó vượt qua khó khăn.

 

Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bìa trái) tham quan triển lãm chuyên đề “Đóng góp của phụ nữ miền Nam trong công tác ngoại giao qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ” tại TP HCM ngày 6-3 Ảnh: PHAN ANH
Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bìa trái) tham quan triển lãm chuyên đề “Đóng góp của phụ nữ miền Nam trong công tác ngoại giao qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ” tại TP HCM ngày 6-3 Ảnh: PHAN ANH

 

Một người đàn ông điều hành doanh nghiệp cẩn thận, chỉn chu thì bị cấp dưới đánh giá là “đàn bà” nhưng một lãnh đạo nữ quyết đoán, mạnh mẽ lại được cấp dưới rất nể trọng. Vì sao có sự khác biệt như vậy, thưa bà?

- Thực ra, cái này không chỉ ở Việt Nam. Phụ nữ là tỉ mỉ, cụ thể, chịu khó còn đàn ông quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, dám mạo hiểm. Chúng ta đang ứng phó với một định kiến về vai trò nam và nữ. Định kiến đó đang khép phụ nữ thành “tù binh” của một số đức tính. Theo tôi, phụ nữ vừa mạnh mẽ vừa duyên dáng và nữ tính không có gì là mâu thuẫn. Do sợ sự mạnh mẽ sẽ mất nữ tính nên nhiều chị em chấp nhận làm “tù binh” của một “lâu đài vàng” mà trong đó, họ phải dịu hiền, tỉ mỉ. Tuy nhiên, chị em quá mạnh mẽ mà quên hết nữ tính thì cũng bất lợi.

Trước đây, theo nhiều người “đằng sau sự thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của phụ nữ” nhưng gần đây, “ranh ngôn” của giới trẻ lại cho rằng “đằng sau thành công của người phụ nữ là một mớ chén bát chưa rửa”. Bà nghĩ gì về quan điểm của giới trẻ ?

- Lại thêm một định kiến rập khuôn. Tôi nghĩ phụ nữ hiện đại phải biết tổ chức công việc và gia đình. Bát bẩn thì phải lo rửa, vấn đề là ai rửa và rửa lúc nào. Giải pháp lý tưởng là có sự phân công nhịp nhàng giữa vợ và chồng. Lúc vợ bận thì chồng phải thông cảm, làm thêm công việc. Ngược lại, khi chồng quá bận rộn, vợ phải gánh vác thay. Như vậy, chìa khóa nằm ở quan niệm bình đẳng giữa vợ và chồng. Nếu gia đình có điều kiện kinh tế, mình có thể mua sắm phương tiện, thuê dịch vụ giúp việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là người vợ phải quan tâm, chỉ huy công việc nhà, kéo chồng mình vào việc duy trì hạnh phúc gia đình. Ngày xưa, trong gia đình luôn tồn tại hình ảnh người vợ đi làm về muộn nhưng phải lao ngay vào bếp, trong khi chồng đọc báo, xem tivi. Ngày nay, gia đình nào còn sự bất hợp lý này thì phải chê người vợ. Vì vậy, phải xây dựng “khế ước” vợ chồng từ đầu. Anh làm việc, tôi cũng làm việc, anh đem tiền về nhà, tôi cũng mang tiền về thì chúng ta phải chia sẻ. Tuy nhiên, không phải sòng phẳng đến mức 50/50, có thể phụ nữ làm nhiều hơn người đàn ông. Quan trọng nhất là sự quan tâm, phụ vào của người đàn ông. 

 

Chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình

Ngày 7-3, tại Hà Nội, Cơ quan Liên Hiệp Quốc (UN) tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách về bình đẳng giới để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 với sự tham gia của 200 đại biểu đại diện các bộ, ngành và một số tổ chức quốc tế.

Theo TTXVN, tại diễn đàn, đánh giá cao những tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về bình đẳng giới, các đại biểu thống nhất cho rằng: Các hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện, phát triển nhiều chương trình, chính sách cụ thể. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đã có sự lan tỏa tới mọi đối tượng, các cấp, các ngành và cơ sở. Năm 2013, lực lượng lao động cả nước là 53,8 triệu người; trong đó lao động nữ chiếm 48,5%; tỉ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt trên 20%. Tỉ lệ phụ nữ biết chữ ở độ tuổi từ 15-35 là 98,9%. Đội ngũ nữ trí thức tăng về số lượng, chất lượng và được trẻ hóa; trong đó có 47% nữ trình độ thạc sĩ, 25% nữ trình độ tiến sĩ. Trong gia đình mới ngày nay, người chồng đã biết chia sẻ với vợ nhiều công việc nhà, chăm sóc con. Người vợ cũng đã chủ động chia sẻ với chồng gánh nặng kinh tế gia đình…

B.T.D

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo