xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất bò mới lo làm chuồng

​ PHAN ĐĂNG

“Điểm đen” đường sắt cắt đường ngang dân sinh thuộc địa phận xã Văn Bình, huyện Thường Tín, TP Hà Nội - nơi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc sáng sớm 24-10 vừa qua- đã có rào chắn, hệ thống cảnh báo mới và người gác 24/24 giờ.

Những biện pháp cấp bách để bảo đảm an toàn giữa điểm giao nhau của đường sắt và đường ngang dân sinh nêu trên được thực hiện sau vụ tai nạn kinh hoàng trước đó vài ngày khiến 6 người chết, 1 người bị thương và 1 ô tô hư hỏng nặng. Nhiều người cho rằng giá như những biện pháp đó sớm được triển khai, chí ít chỉ dăm ngày thôi, thì sinh mạng của 6 người có thể đã không bị cướp đi một cách tức tưởi. Càng đáng nói hơn khi trước đó khoảng 1 tháng, cũng tại điểm giao cắt này, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.

Nơi xảy ra vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở xã Văn Bình chỉ là một trong rất nhiều “điểm đen” trên cả nước. Theo số liệu của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, hiện nay, trên toàn mạng lưới đường sắt với tổng chiều dài hơn 3.100 km có 5.793 điểm giao cắt với đường bộ (đường ngang). Tuy nhiên, chỉ 1.514 đường ngang là hợp pháp, trong đó 641 đường ngang có người gác, 366 đường ngang có cảnh báo tự động, 507 đường ngang có biển báo. Còn lại gần 4.300 đường ngang dân sinh chỉ có còi, đèn tín hiệu mà không có người gác chắn.

Khi nói về vấn nạn giao thông ở nước ta, thường chỉ thấy nhắc tới tai nạn giao thông đường bộ là chủ yếu bởi tai nạn đường bộ chiếm đa số trong gần 23.000 vụ tai nạn làm khoảng 8.700 người chết vào năm 2015. Tuy nhiên, số người thương vong vì tai nạn đường sắt có chiều hướng gia tăng, rất đáng báo động. Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn cả nước xảy ra 300 vụ tai nạn giao thông liên quan đến đường sắt.

Vấn đề tai nạn đường sắt, đặc biệt tai nạn tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường ngang dân sinh, đã được cảnh báo từ lâu. Dù vậy, việc giải quyết lại khá chậm chạp, như từ năm 2013 đến nay mới xóa bỏ được 155 điểm giao cắt với lối đi dân sinh. Việc hiện đại hóa tín hiệu đường sắt cũng đã được đặt ra từ khá lâu nhưng đến nay dường như vẫn giẫm chân tại chỗ. Nguyên nhân chính được đưa ra là chi phí tốn kém.

Tiếp tục tồn tại quá nhiều “điểm đen” đường sắt cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ tai nạn như vụ việc kinh hoàng sáng 24-10 vừa qua còn rình rập. Cảnh “mất bò mới lo làm chuồng” sau vụ tai nạn này rất có thể còn tái diễn tại nhiều nơi giao cắt đường sắt - đường bộ khác nếu không xóa được những “điểm đen” như thế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo