xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Minh bạch để đồng thuận

Lương Duy Cường

Với những động thái diễn ra trong thời gian gần đây, Bộ Giao thông Vận tải thể hiện quyết tâm rất cao trong việc xúc tiến triển khai dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).

Mọi chuyện có thể suôn sẻ nếu không gặp phản ứng quyết liệt từ dư luận mà mới đây nhất là của cử tri trong buổi làm việc vào sáng 17-10 với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM. Nhiều cử tri còn cung cấp số liệu chi tiết để khẳng định so với số liệu của cơ quan chức năng thì Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã dẫn những số liệu thiếu thuyết phục đến mức “tào lao” để bảo vệ cho mục đích của mình.

Còn nhớ Bộ GTVT cũng từng quyết tâm như thế nào trong việc bảo vệ dự án tuyến đường sắt cao tốc 300 km/giờ Bắc-Nam với tổng mức đầu tư 56 tỉ USD. Dự án được đặt nghiêm túc lên bàn Quốc hội khóa XII vào kỳ họp cuối và rốt cuộc Quốc hội đã bỏ phiếu “bác” trong sự thở phào nhẹ nhõm của dư luận. Rồi dư luận cũng được nghe Bộ trưởng Bộ GTVT nói: “Mặc dù tuyến đường sắt Bắc-Nam qua hơn 100 năm khai thác đã xuống cấp và lạc hậu nhưng trong điều kiện đất nước còn nghèo thì không thể vứt chiếc áo rách trong khi nhu cầu mặc là thường nhật”.

Trong bối cảnh láng giềng, nhất là trong khu vực Đông Nam Á, lần lượt mở cửa các cảng hàng không quốc tế nhằm chạy đua vào vai trò trung chuyển trong khu vực (như Chek Lap Kok của Hồng Kông, Suvarnabhumi của Bangkok, Changi của Singapore…), chúng ta phải chạnh lòng khi nhìn lại hệ thống cảng hàng không xuống cấp và lạc hậu của nước nhà.

Vì vậy, trong quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ xác định sân bay Long Thành là cảng hàng không quốc tế quan trọng nhất của khu vực phía Nam, lớn nhất toàn quốc, là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế.

Sẽ không ai phản bác sự cần thiết có một sân bay tầm cỡ như sân bay Long Thành trong dự kiến. Nhưng cũng xin mượn chính lời của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng là trong điều kiện đất nước còn nghèo thì “không thể vứt chiếc áo rách trong khi nhu cầu mặc là thường nhật”.

Việc đất nước còn nghèo thì khỏi tranh cãi. Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com mới đây cũng đã ghi nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 74,294 tỉ USD (chiếm 48,9% GDP) và bình quân nợ công theo đầu người là 826,4 USD.

Cho nên, muốn có một sân bay Long Thành với tổng kinh phí chỉ riêng giai đoạn 1 đã vào khoảng 6.740 triệu USD, chưa kể khoảng 3.000 hộ dân sẽ giải tỏa trắng thì rất cần phải nhìn lại những “chiếc áo rách” trong khu vực như sân bay Tân Sơn Nhất hay sân bay Biên Hòa, nhất là khi những sân bay này hoàn toàn có khả năng mở rộng, nâng cấp nếu thoát khỏi sự vây bọc của sân golf, nhà hàng...

Trước khi bàn đến hiệu quả, mọi việc sử dụng đến ngân sách đều cần minh bạch từ trong ý tưởng. Minh bạch để tạo sự đồng thuận, thuyết phục. Muốn thế, chắc hẳn Bộ GTVT sẽ ủng hộ đề xuất của các học giả, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh TP HCM với Chính phủ và Quốc hội cho tổ chức sớm một hội thảo để bàn về việc nên hay không nên xây sân bay Long Thành trong thời điểm này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo