xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mobile: “Tân vương” của báo chí

Lê Quốc Minh (Tổng Biên tập VNPlus)

“Chúng ta không còn sống trong một thế giới mobile-first (ưu tiên thiết bị di động trước hết) nữa, chúng ta đang ở trong thế giới mobile-only (chỉ dành cho thiết bị di động)” - Larry Page, người sáng lập đồng thời là CEO của Google, khẳng định

Đại hội Mobile Thế giới (MWC) năm 2015 tại Barcelona - Tây Ban Nha có hơn 2.000 công ty mở gian hàng quảng cáo, 5.000 CEO và 90.000 khách tham quan từ hơn 200 quốc gia. Sự kiện này khiến các khách sạn của thành phố không còn một phòng trống; và tổng doanh số giao dịch lên tới 440 triệu euro, gấp 3 lần sự kiện lớn thứ nhì. Ba năm trước, MWC chỉ là một sự kiện nhỏ cho ngành viễn thông, giờ đây MWC nói về internet, kỹ thuật số và nội dung. Có khoảng 300 diễn giả thuộc các tập đoàn “máu mặt”, từ AT&T, Deutsche Telecom cho đến Huffington Post, Financial Times, Facebook và nhiều “ông lớn” khác.

Các chỉ số liên quan mobile đều tăng

Có 3 yếu tố giải thích cho sự chuyển đổi này.

Thứ nhất, kỹ thuật số nay nghĩa là mobile. Cuối năm ngoái, IDC đưa ra báo cáo cho hay điện thoại di động, máy tính bảng và phablet - điện thoại di động với màn hình lớn - chiếm tới 83% tổng số lượng tiêu thụ thiết bị máy tính cá nhân. Laptop chỉ chiếm 9,5% còn desktop là 7,4%. Dự kiến trong năm 2015 này, số lượng phablet sẽ chiếm tới 28%.

Tác giả bài viết trao đổi nghiệp vụ về làm báo mobile tại Báo Người Lao Động vào cuối tháng 3-2015
 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Tác giả bài viết trao đổi nghiệp vụ về làm báo mobile tại Báo Người Lao Động vào cuối tháng 3-2015 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thứ hai, mobile có nghĩa là nội dung. Lượng truy cập qua mobile chiếm 40% tổng truy cập digital trong năm 2014. Các website tin tức còn vượt xa tỉ lệ trung bình kể trên: 50% số người dùng truy cập Financial Times và The New York Times qua mobile, trong khi ESPN đạt 67% còn Buzzfeed đã chạm con số ấn tượng là 70%.

Thứ ba, quảng cáo digital ngày càng hướng tới mobile với mức chi phí cho quảng cáo mobile tăng vọt, đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc. Theo trang eMarketer.com, chi phí quảng cáo trên các thiết bị di động sẽ chiếm 51% tổng chi phí quảng cáo digital trên toàn thế giới vào năm 2016, tăng từ mức 28% của năm 2014. Như vậy, nếu ước tính tổng chi phí quảng cáo toàn cầu là 615 tỉ USD thì quảng cáo digital là 198 tỉ USD và 101 tỉ USD được chi cho quảng cáo di động. Xu hướng này xảy ra trên toàn thế giới; desktop và laptop đang bị tụt hậu. Khi Google tuyên bố sẽ trừng phạt các website không thân thiện với người dùng mobile, ai cũng hiểu thông báo này không phải là chuyện đùa. Và không lẽ khi người dùng ngày càng tập trung vào thiết bị di động, chúng ta cứ loay hoay cung cấp nội dung trên các nền tảng mà họ dần rời bỏ?

Việt Nam chưa quan tâm sâu

Tại Đại hội Báo chí Thế giới lần thứ 67 và Diễn đàn Các tổng biên tập thế giới lần thứ 22 vừa diễn ra tại thủ đô Washington D.C - Mỹ vào đầu tháng 6-2015, “mobile” là từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các phiên thảo luận. Và các chuyên gia không ngại ngần khẳng định “Tương lai của báo chí là mobile!”. Rõ ràng, các cơ quan báo chí cần phải có chiến lược mobile trước khi quá muộn.

Trong khi báo chí thế giới đang lên cơn sốt về mobile, nhà nhà đặt chiến lược riêng cho nền tảng này (không chỉ là việc cung cấp nội dung mà cả các phương án kinh doanh) thì dường như đa số các báo ở Việt Nam vẫn bình chân như vại. Thực tế, không ít báo ở Việt Nam đã đạt tỉ lệ truy cập từ mobile là 40% nhưng trọng tâm của họ vẫn là desktop và laptop (nhiều tờ báo in thậm chí còn chưa chú trọng đến website). Về kỹ thuật, bản wap nặng nề ngày nào giờ được thay bằng bản mobile web với các menu linh hoạt hơn. Còn cái gọi là “nội dung mobile” của các báo Việt Nam khá đơn giản, chỉ là toàn bộ nội dung trên website được hiển thị trên phiên bản giản đơn hơn cho thiết bị di động.

Nhưng báo di động thì không chỉ có vậy. Đơn cử một bài viết trên báo in, khi đưa sang báo điện tử (cho desktop) cũng phải có thay đổi cho phù hợp và cũng nội dung đó khi dành cho người dùng mobile thì không thể giữ nguyên. Người dùng điện thoại di động truy cập nhiều lần trong ngày, vào bất kỳ thời điểm nào từ khi họ thức dậy buổi sáng đến khi họ đi ngủ, thời gian truy cập thường ngắn hơn, số lượng trang đọc cũng ít hơn. Người dùng chẳng quan tâm tới các báo làm gì, thứ họ cần là thông tin và phải được tìm thấy theo cách tiện dụng nhất, bằng thiết bị luôn gắn theo người: điện thoại di động!

Cầu đã có, cung chưa sẵn sàng

Một khi hành vi của độc giả đang thay đổi thì báo chí cũng phải thay đổi theo nếu không muốn bị mất một lượng người dùng quan trọng. Tỉ lệ người trẻ ở Việt Nam rất cao và số người dùng “mobile native” - tức thế hệ sinh ra đã quen với việc sử dụng điện thoại di động - cũng vô cùng đông đảo. Mọi hành động tra cứu thông tin, đọc báo, sử dụng mạng xã hội, thậm chí xem video của thế hệ này, gần như chỉ diễn ra trên nền tảng mobile. Trong khi đó, cũng giống như trên thế giới, hoạt động tìm kiếm trên mobile của người dùng Việt đã vượt desktop và laptop.

Cầu đã có nhưng cung lại chưa sẵn sàng. Nhiều nội dung báo chí tiếng Việt chưa được “cắt may” cho phù hợp với cách đọc tin trên điện thoại di động, vẫn theo kiểu dài dòng, thêm một bức ảnh minh họa nhỏ tẹo hoặc khá hơn thì có gắn một đoạn video. Không rõ các báo ở Việt Nam có nghiên cứu xu hướng “tiêu dùng thông tin” đã thay đổi trên thế giới hay không, khi người ta bắt đầu cho rằng với mobile, cần sử dụng nhiều hơn các hình ảnh minh họa theo chiều dọc (portrait). Ngay cả video chiều dọc (vertical) vốn không bao giờ được chấp nhận trước đây thì lại đang trở thành tiêu chuẩn với các ứng dụng truyền thông tin động trực tiếp như Periscope và Meerkat. Đơn giản vì người xem báo qua điện thoại không thích quay ngang chiếc máy trong quá trình đọc tin.

Báo chí phải tìm cách đón trước sự thay đổi trong nhu cầu của độc giả để tạo ra những sản phẩm phù hợp, phục vụ được số đông và cả những nhu cầu riêng biệt, chuyên sâu.

Còn nếu vẫn tiếp tục chạy sau, sẽ không bao giờ đuổi kịp!

Đừng lo thiếu bài báo chất lượng cao!

Đang có lo ngại rằng nếu nội dung cứ phải cắt ngắn đi cho phù hợp với người dùng mobile thì không còn báo chí chất lượng cao với những bài phóng sự điều tra cầu kỳ. Nhưng lập luận của nhiều nhà nghiên cứu cũng như các tổng biên tập tại Đại hội Báo chí Thế giới vừa qua là digital (đặc biệt là mobile) giờ đây phải hướng đến độc giả đại chúng, còn báo in chuyển sang sản xuất nội dung cao cấp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo