xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mục tiêu cao nhất là chất lượng sống

PHẠM PHƯƠNG THẢO (nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM)

Với trách nhiệm và niềm tin, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM sẽ chung sức đưa Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, trong đó có mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng và chất lượng sống tốt

Vấn đề quan trọng mà Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2020 đề cập là nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển nhanh và bền vững, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
 
img

Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hoàn thành góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân TP
Ảnh: TẤN THẠNH


Đột phá vào những lĩnh vực trọng yếu

TPHCM sẽ phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người vào cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD (hiện nay khoảng 3.500 USD).

Để đạt kết quả này, kinh tế TP sẽ chuyển dịch theo hướng thúc đẩy phát triển các nhóm ngành dịch vụ và tập trung nâng cao tỉ trọng các ngành dịch vụ: thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng; dịch vụ cảng, kho bãi, hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu, vận tải đa phương thức; du lịch. Phát triển và quản lý tốt các loại thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động… Trong lĩnh vực công nghiệp, sẽ tập trung phát triển 4 ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến lương thực, thực phẩm). Trong nông nghiệp, sẽ phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và bền vững.

TP sẽ tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Đầu tư nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ. Xây dựng hệ thống giao thông công cộng có sức chở lớn, đường sắt đô thị, phát triển đường vành đai, đường trên cao, đường cao tốc, luồng tàu đường biển, đường sông; các hệ thống cấp nước, thoát nước, chống ngập, xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng, hạ tầng viễn thông… Đầu tư xây dựng hệ thống đê ven biển, công trình thủy lợi ven sông Sài Gòn, hệ thống cống ngăn triều, kiểm soát lũ, giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước…

Thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo trong các tầng lớp nhân dân. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tệ nạn xã hội, tội phạm; giảm tai nạn giao thông; bảo đảm trật tự, an toàn cho nhân dân.

Cần lộ trình, giải pháp phù hợp

Suy cho cùng, mục tiêu cao nhất của phát triển là chất lượng sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu: Tăng trưởng phải kết hợp hài hòa với văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Vấn đề đặt ra là phải có sự chỉ đạo tập trung, huy động được mọi nguồn lực, có cơ chế chính sách… và tạo được sự đồng thuận xã hội. Để thực hiện tốt Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, trách nhiệm trước hết là của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP; có sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ - ngành Trung ương, nhất là việc xem xét tháo gỡ về cơ chế, chính sách và sự chủ động phối hợp của TP với Trung ương cùng các địa phương trong vùng…

Từ nay đến cuối năm 2020, quỹ thời gian không quá dài, cần có lộ trình, bước đi và giải pháp phù hợp, cụ thể cho từng mục tiêu, công việc, quan trọng là phân công trách nhiệm rõ ràng. Tiềm năng và nguồn lực của TP còn lớn, đó không chỉ là nguồn lực nội tại mà còn là sự thu hút nguồn lực trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai thực hiện, TP kịp thời kiến nghị chủ trương, chính sách pháp luật, thể chế hóa việc thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị khóa IX.

Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về TPHCM ra đời đã tạo nên sự quan tâm, tin tưởng đặc biệt vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với TP, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
 

Người dân mong gì?

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ TPHCM về cơ bản là phát triển theo tinh thần Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị. Còn mong muốn của người dân nhìn chung là đời sống mọi mặt được cải thiện, TP phát triển ngày càng có quy mô lớn hơn nhưng phải có quy hoạch  theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, kinh tế xanh...

Người dân mong TP xử lý được tình trạng kẹt xe, ngập nước, quá tải bệnh viện, trường học…; cải tạo các tuyến kênh rạch, không chỉ có Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé mà còn Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương, Kênh Đôi - Kênh Tẽ…
 
 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo