xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng chất “một cửa liên thông”

QUÝ HIỀN

Mô hình “một cửa liên thông” mới đi được nửa đoạn đường. Muốn cải cách hành chính thực sự mang lại hiệu quả thì phải nâng chất, liên thông cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Khi đó, việc giải quyết thủ tục hành chính mới thông suốt!

Đó là nhận định của ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM. Theo ông Trung, hiện nay, đường đi của “một cửa liên thông” tại một số quận, huyện ở TPHCM vẫn còn thủ công, hồ sơ được luân chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác chủ yếu bằng tay. Kiểu liên thông này thực chất là cán bộ làm thay dân, mang hồ sơ từ nơi này đến nơi khác chứ không phải là liên thông đúng nghĩa - liên thông điện tử. Như vậy, thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không những chậm mà còn khó phân định được trách nhiệm của công chức tham gia vào quy trình giải quyết.

Cần liên thông… điện tử

Thực tế, tại các huyện ngoại thành do đặc thù về cự ly đi lại giữa UBND các xã với UBND huyện rất xa nên người dân thường nộp hồ sơ TTHC tại xã (nhận kết quả tại xã). Sau đó, cán bộ xã phải mang hồ sơ “thô” lên huyện nộp, chờ UBND huyện xử lý và mang về trả cho người dân. Do đó mới có câu chuyện cán bộ xã phải mất một buổi trời cho việc chạy từ xã lên huyện chỉ để…chuyển giao hồ sơ. Ông Trung cho biết nếu thực hiện “một cửa liên thông điện tử” thì tất cả từ thao tác, xử lý, tạo lập, quản lý và trả hồ sơ đều phải thực hiện trên mạng nên kết quả giải quyết TTHC sẽ nhanh chóng, chính xác và khoa học.
img

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại UBND quận Tân Bình - TPHCM chiều 27-2. Ảnh: TẤN THẠNH

Ít ỏi trong các địa phương thực hiện mô hình  “một cửa liên thông điện tử” là UBND quận Tân Bình. Ông Bùi Chí Để, Chánh Văn phòng UBND quận Tân Bình, cho biết từ năm 2008, quận đã triển khai thực hiện mô hình này. Lĩnh vực được “liên thông điện tử”  giữa UBND các  phường và UBND quận đem lại hiệu quả cao là lĩnh vực hộ tịch.
Ngoài ra, tại UBND quận, giữa Phòng Tài nguyên-Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, UBND 15 phường và Chi cục Thuế quận cũng “liên thông điện tử” trong việc giải quyết hồ sơ nhà đất; liên thông giữa Văn phòng UBND quận, Phòng Kinh tế, Phòng Văn hóa-Thông tin, Phòng Y tế và Chi cục Thuế trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể.
“Khi áp dụng mô hình “một cửa liên thông điện tử”, quận sẽ nắm rõ cán bộ nào thụ lý, giải quyết bao nhiêu ngày. Một khi hồ sơ gặp trục trặc thì biết ngay nguyên nhân và trách nhiệm của cán bộ nào. Chính sự công khai minh bạch này nên bất cứ người dân nào cũng có thể tra cứu đường đi của hồ sơ, thời hạn trả kết quả khi truy cập vào website của UBND quận Tân Bình” - ông Để nói.

Sở, ngành còn ngại

Sau 7 năm áp dụng, một trong những hạn chế của mô hình “một cửa liên thông” được Sở Nội vụ nhìn nhận là chưa áp dụng rộng rãi ở các sở, ngành mà mới thực hiện đại trà ở UBND các quận, huyện. Ngoài ra, phạm vi liên thông chưa được mở rộng theo chiều ngang cũng như chiều dọc.
Theo ông Trung, liên thông ngang  là liên thông giữa UBND các quận, huyện với sở, ngành và liên thông dọc là giữa UBND quận, huyện với phường, xã cũng như giữa các cơ quan Trung ương với TP khi giải quyết một TTHC nào đó. Ông Trung đơn cử: Liên thông ngang đã thực hiện tại TPHCM là liên thông một cửa giữa Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế TP, Công an TP để giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp mới thành lập nhằm giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp.
Hay sắp tới, TPHCM sẽ triển khai “3 trong 1” trong lĩnh vực hộ tịch. Cụ thể, khi đăng ký khai sinh sẽ kết hợp nhập hộ khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế. Tương tự, nếu liên thông dọc giữa các ngành như thuế, kho bạc, ngân hàng của Trung ương đến TP... khi giải quyết một TTHC nào đó thì doanh nghiệp sẽ giảm bớt rất nhiều phiền hà.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc liên thông giữa quận, huyện với sở, ngành còn rất nhiêu khê. Bà Nguyễn Thị Ngọc Khuê, Trưởng Phòng Tài nguyên-Môi trường quận Tân Phú, dẫn chứng: Với những trường hợp xin phép xây dựng nhà có liên quan đến an toàn lưới điện thì người xin giấy phép phải làm công văn hỏi cơ quan điện lực để xác minh hành lang an toàn lưới điện. Như vậy, người dân phải mất thêm thời gian và thủ tục thì quận mới có cơ sở cấp phép. Rõ ràng, TTHC lại phát sinh chứ không hề được đơn giản bớt trong khi các địa phương đều mong muốn đơn giản TTHC cho người dân.

Ngoài những lý do nêu trên, theo ông Trung, nguyên nhân khiến TP chậm thực hiện “một cửa điện tử” là do Chính phủ chưa ban hành bộ TTHC chuẩn, chưa kể các thông tư, nghị định cũng thay đổi thường xuyên  nên các quận, huyện, sở, ngành khó chuẩn hóa TTHC vào hệ thống mạng. 

Phải “thông suốt” và “trong suốt”

Theo ông Diệp Văn Sơn, chuyên viên cao cấp, nguyên phó vụ trưởng phía Nam Bộ Nội vụ, dù có áp dụng mô hình giải quyết TTHC nào thì con người vẫn là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, để quy trình giải quyết TTHC mang tính khách quan thì làm sao tách con người ra khỏi quy trình giải quyết TTHC càng nhiều càng tốt thì mới mong giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Song song đó, các cơ quan hành chính phải tăng cường đưa công nghệ thông tin, giải pháp kỹ thuật vào hệ thống quản lý, giải quyết TTHC để nâng hiệu quả giải quyết, rút ngắn thời gian cũng như bảo đảm tính công khai minh bạch. Như vậy, quy trình giải quyết TTHC mới “thông suốt” và “trong suốt”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo