xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nền tảng vững chắc

Bài và ảnh: Phan Anh

Không chỉ nuôi dạy con ăn học thành tài, nhiều gia đình còn làm công tác khuyến học, giúp đỡ học sinh nghèo được tiếp tục đến trường

Tại buổi tuyên dương gia đình hiếu học năm 2013, cả hội trường đều ngạc nhiên khi ông Nguyễn Văn Thành (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) chia sẻ bí quyết dạy con. “Gia đình và dòng họ chúng tôi lấy nguyên lý giáo dục 4 chữ H: học, hỏi, hiểu, hành và 4 chữ T: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với thiên nhiên” - ông Thành cho biết.

Gương sáng từ cha mẹ

Ông Thành dành một căn phòng làm phòng truyền thống hiếu học để lưu giữ các bằng cấp, hình ảnh, giấy tờ… thể hiện thành quả học tập của mỗi cá nhân trong gia đình. Có lẽ vì thế mà các thành viên trong gia đình ông đều đạt trình độ từ đại học trở lên. “Gia đình là một tế bào của xã hội. Tế bào có mạnh thì xã hội mới vững bền” - ông Thành nói.

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Tương “xẻ thịt” heo đất để giúp đỡ học sinh nghèo
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Tương “xẻ thịt” heo đất để giúp đỡ học sinh nghèo

Đối với gia đình ông Nguyễn Thiệt Tình và bà Võ Mai Bạch Tuyết (ngụ quận 3, TP HCM), muốn con cái chăm ngoan, học giỏi, cha mẹ phải là tấm gương sáng, tận tụy. Vợ chồng ông Tình vốn là học sinh miền Nam trên đất Bắc. Ý thức được việc học là cần thiết, vợ chồng ông đã cố gắng tự học và học thêm về ngoại ngữ trong điều kiện đất nước khó khăn vì chiến tranh. Khi gia đình phải sơ tán, ông Tình vẫn quyết tâm đi nghiên cứu sinh ở Hungary. Về nước, ông tiếp tục học thêm đến năm 1991 và hiện là PGS-TS.

“Chồng học, mình cũng phải ráng theo để sau này còn làm gương cho con cái. Nghĩ vậy, tốt nghiệp đại học xong, cùng 2 con nhỏ đi sơ tán nhưng tôi cố gắng tự học thêm tiếng Nga, Pháp, Nhật, Trung và tham gia các khóa bồi dưỡng thực tập sinh ngắn hạn ở nước ngoài” - bà Mai bộc bạch. Noi gương cha mẹ, các con họ đều tự giác học tập, nâng cao kiến thức. Cô con gái đầu có 3 bằng đại học và hiện là thạc sĩ kinh tế. Cậu con trai thứ 2 cũng hoàn thành xong chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ.

Lấy việc thiện răn dạy con

Không chỉ nuôi dạy con ăn học thành tài, nhiều gia đình còn làm công tác khuyến học, giúp đỡ học sinh nghèo được tiếp tục đến trường. Điển hình là ông Nguyễn Ngọc Tương, ngụ phường Phước Long A, quận 9, TP HCM. Chúng tôi gặp ông lúc giữa trưa khi ông từ cửa hàng tạp hóa về, mang trên tay một xấp tiền lẻ. “Đây là thức ăn hằng ngày của con heo đất nhà tôi đó” - ông cười, chỉ vào mấy con heo đất màu đỏ ở một góc trong căn phòng với rất nhiều tấm bằng khen của các cấp hội khuyến học.

Mô hình “Nuôi heo đất để tích lũy khuyến học” của Hội Khuyến học TP HCM được nhân rộng vào năm 2007 nhưng gia đình ông Tương đã làm việc này trước đó 2 năm. “Nhìn các cháu học sinh phải mang cặp nặng trịch, mồ hôi nhễ nhại, tôi nhớ đến “hũ gạo kháng chiến” của Bác Hồ. Từ đó, tôi vận động thành viên trong gia đình thực hiện nuôi heo đất để các cháu đỡ cơ cực phần nào” - ông Tương nói. Sau khi cả nhà bàn bạc xong, vợ chồng ông tặng 2 con heo đất to và giao nhiệm vụ cho 2 con trai là Nguyễn Phương Nam, khi ấy là sinh viên đại học và Nguyễn Thanh Nam, đang học THPT.

Ngày “xẻ thịt” heo đất, con heo của Phương Nam thu được gần 2,5 triệu đồng, heo của Thanh Nam thu được hơn 2,3 triệu đồng. Từ đó, năm nào 2 con ông Tương cũng nuôi heo đất để mua xe đạp tặng các bạn học sinh nghèo. Tính đến nay, heo đất của gia đình ông Tương đã tích góp được 67 triệu đồng, tương đương 67 chiếc xe đạp để hỗ trợ các em có phương tiện đến trường. Nhớ lại lần đầu tiên trao 4 chiếc xe đạp cho 4 học sinh nghèo vượt khó học giỏi của Trường Tiểu học Phước Long A, ông Tương xúc động: “Cả người trao và người nhận đều rơi nước mắt”.

Không chỉ nuôi heo đất trong gia đình, ông Tương còn thường xuyên vận động bà con khu phố chung tay tích góp với mong muốn phong trào ngày càng mạnh mẽ, giúp được nhiều học sinh nghèo hơn. Nói về những tấm bằng khen gương người tốt việc tốt từ cấp quận đến cấp thành phố dành cho mình, ông khiêm tốn: “Ngoài việc giúp học sinh nghèo, cái chính là tôi muốn dạy các con sống phải biết yêu thương, quan tâm đến cộng đồng”.

Ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch Hội Khuyến học TP HCM, cho biết trong 5 năm qua, chương trình nuôi heo đất đã tiết kiệm được hơn 165 tỉ đồng. Mỗi năm, các cấp hội đã trao trên 100.000 suất học bổng với số tiền hơn 20 tỉ đồng. 

Góp phần ngăn chặn tiêu cực

Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, khu dân cư khuyến học là mô hình độc đáo của Việt Nam; là nhân tố quan trọng, động lực thiết thực thúc đẩy phong trào toàn dân học tập, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Tại TP HCM, các sáng kiến xây dựng “gia đình hiếu học”, tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học, vận động nhà hảo tâm đỡ đầu các em học sinh vượt khó hiếu học… rất thiết thực.

“Phong trào khuyến học sẽ khuyến khích dạy tốt, học tốt, góp phần kéo giảm tình trạng bỏ học, ngăn chặn các tiêu cực xâm nhập học đường…” - ông Nguyễn Mạnh Cầm nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo