xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên tổ chức chính quyền theo 2 cấp

Bài và ảnh: Phan Anh

Phải tổ chức chính quyền đô thị ở thành phố khác với chính quyền nông thôn ở các tỉnh. Bên cạnh đó, tăng quyền cho người đứng đầu để chịu trách nhiệm lớn hơn

Sáng 16-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, các đại biểu đề nghị chọn phương án 1 là không tổ chức HĐND ở quận, phường.

“Nếu theo phương án 2 - HĐND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính - là trái với nội dung, tinh thần của điều 111 Hiến pháp năm 2013. Khi đó, khái niệm “chính quyền địa phương” do nhà lập hiến “sáng tạo” sẽ trở thành vô nghĩa” - PGS-TS Trương Đắc Linh, Trường ĐH Luật TP HCM, phân tích.

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu cũng đồng ý phương án 1 vì có sức thuyết phục nhưng đề nghị cần làm rõ ai sẽ làm thay tính quyền lực nhà nước ở địa phương và tính đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân. Nếu không, chỉ là hô khẩu hiệu thật to còn thực chất có cũng được, không cũng không sao.

Một vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu kiến nghị là phải tổ chức chính quyền đô thị ở TP khác với chính quyền nông thôn ở các tỉnh. “So với TP, dân số một tỉnh chỉ bằng 1/4, thậm chí khoảng 10%-15%. GDP tỉnh quá nhỏ, nộp ngân sách ít, trong khi TP nộp khoảng 15%-30% tổng ngân sách quốc gia. Vì vậy, quản lý một TP, nhất là TP lớn như Hà Nội hay TP HCM, không thể giống như quản lý một tỉnh” - ông Phạm Chánh Trực, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM, nhấn mạnh.

 

Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài kiến nghị tăng quyền cho người đứng đầu
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài kiến nghị tăng quyền cho người đứng đầu

 

Trên cơ sở đó, ông Trực kiến nghị Quốc hội chủ trương xây dựng chính quyền đô thị ở các TP trực thuộc trung ương. Theo đó, chính quyền đô thị gồm 2 cấp: cấp TP và cấp phường. Cấp phường sẽ được điều chỉnh quy mô dân số và diện tích thích hợp. Các quận không phải là cấp chính quyền mà sẽ trở thành cánh tay nối dài của chính quyền TP. Riêng vùng nông thôn của các TP vẫn áp dụng tổ chức và cơ chế chính quyền như các huyện của cả nước một cách thống nhất.

Cùng quan điểm, chuyên viên cao cấp Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng nhà nước đã phân cấp một số lĩnh vực cho Hà Nội và TP HCM nhưng sự phân cấp như vậy chưa đủ tầm, chưa phát huy hết nguồn lực của 2 TP lớn này. “Đã đến lúc đặt vấn đề tự quản đô thị ở tầm Luật Đô thị” - ông Sơn kiến nghị.

Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài nhìn nhận nguyên tắc đầu tiên tổ chức chính quyền là phải xác định chính quyền của chúng ta là “của dân, do dân, vì dân”; chính quyền các cấp phải có sự vận hành thông suốt, nhanh và có hiệu lực; phải bảo đảm sự giám sát của nhân dân thông qua pháp luật. Nếu pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, thường xuyên thay đổi thì vai trò dân chủ của nhân dân không được thực hiện đầy đủ. “Đây là điều không chỉ dân mong muốn mà còn là điều chúng ta cần thực thi” - ông Tài nói.

Theo ông Tài, muốn đạt được yêu cầu này cần phải có sự minh định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mỗi cấp, mỗi bộ phận, đặc biệt là người đứng đầu và các thành viên trong mỗi UBND, tránh khi có chuyện thì lấy tập thể ra “đỡ”. Ông Tài kiến nghị nên có sự minh định cho chủ tịch UBND quyền nhiều hơn để chịu trách nhiệm lớn hơn.

Đồng tình, ông Diệp Văn Sơn đề xuất chủ tịch UBND có thẩm quyền quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp mình trong trường hợp cấp bách mà không thể chờ đến kỳ họp HĐND cùng cấp và để tránh thiệt hại cho địa phương. 

 

Tổ chức đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nếu chọn phương án 1 thì nên đề cập tổ chức đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nước ta đã từng thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Sau đó không lâu, Chính phủ lại đề nghị Quốc hội bỏ đặc khu, thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo chỉ còn là một huyện đảo trong số 12 huyện đảo của cả nước.

“Nếu đã có đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thì nên quy định ngay trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Còn tổ chức ở đâu và khi nào thì do Quốc hội quyết định” - bà Thu kiến nghị.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo