xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghe các em, vì các em

Bài và ảnh: Quý Hiền

Không chỉ gửi tới lãnh đạo TPHCM những ước mơ giản dị, gần gũi, nhiều trẻ em còn mạnh dạn nêu lên một số vấn đề bức xúc cần giải quyết

Ngay buổi chiều của ngày đầu năm mới (1-1-2011), chương trình “Lắng nghe tiếng nói trẻ em” do HĐND TPHCM tổ chức đã diễn ra như một hành động đầy ý nghĩa để khơi mào cho “Năm Vì trẻ em”. Không chỉ gửi tới lãnh đạo TP những thông điệp chân tình, những ước mơ giản dị, nhiều trẻ em còn mạnh dạn “đặt hàng” một số vấn đề bức xúc cần giải quyết không riêng cho bản thân các em mà rất thiết thực cho toàn xã hội.
 
img
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chúc mừng các em nhân dịp năm mới,
trước khi bước vào chương trình “Lắng nghe tiếng nói trẻ em”
 
Cần nụ cười hơn đòn roi
 
Em Trần Thị Trúc Quỳnh, học sinh một trường THCS ở huyện Hóc Môn, than phiền: “Em thấy chương trình học luôn quá tải, lượng kiến thức phải tiếp thu quá nhiều. Học nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mà lại không có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi...”. Nói đến đây, Quỳnh quay sang hỏi: “Thưa lãnh đạo TP, kiểu học tập như vậy có tốt không và có tạo ra nhân tài cho đất nước?”. Tiếp lời, một học sinh THCS ở quận 10 lập luận: “Vấn đề không phải là quá tải mà là phương pháp sư phạm của giáo viên. Nếu giáo viên có trình độ sư phạm tốt, học sinh sẽ tiếp thu bài tốt. Chưa kể giáo viên vào lớp cũng không có tiếng cười thì làm sao tạo sự thân thiện”. Em này chia sẻ: “Chúng em cần có lời khuyên, nụ cười từ thầy cô hơn là đòn roi, chê trách!”. Dùng cách nói vui, em Dương Huy Khang (học sinh Trường THCS Colette, quận 3) làm cả hội trường  ngạc nhiên: “Chúng em hay nói chương trình học giảm tải là giảm ở trên nhưng... tải xuống học sinh. Thực tế, 3 tháng hè của chúng em đã bị cắt xén!”.
 
Thông điệp của các em là dám ước mơ, dám hành động; suy nghĩ cẩn trọng, hành động vì TP; năm 2011 phải thực sự là năm của trẻ em; ước mơ của trẻ, tương lai của đất nước; trẻ em, người lớn cùng tiếng nói chung xây dựng TP.
Nhiều ý kiến của các em cũng mong  muốn chương trình học của mình cần tăng cường giờ thực hành hơn nữa so với dạy lý thuyết và mong Sở GD-ĐT nghiên cứu đưa nội dung rèn luyện kỹ năng sống vào bộ môn giáo dục công dân. 
 
Lo sợ bạo lực học đường
 
Nhìn nhận chuyện bạo lực học đường đang là vấn đề bức xúc trong cả nước, em Huỳnh Đình Cần, học tại một trường THCS của huyện Bình Chánh, bày tỏ: “Em rất lo sợ vì khi đi vào trường, chỉ cần một cái nhìn là có thể đánh nhau. Một hành động nhỏ cũng có thể được đưa lên mạng bất cứ lúc nào. Vậy TP làm gì để ngăn chặn và quản lý hệ thống mạng?”. Em Cần lo ngại những hành động xấu dễ dàng phát tán trên mạng cũng là “kênh” để các bạn học theo những điều xấu. Em Lê Tiểu My (học sinh Trường THCS Bình Khánh, huyện Cần  Giờ) đề xuất: “Thay vì ngăn cấm chúng em xem các trang web xấu, game bạo lực, chúng ta nên tổ chức các cuộc thi sáng tác trang web lành mạnh và chương trình game hữu ích dành cho thiếu nhi. Như vậy, tự khắc các bạn sẽ tìm đến các trang web có nội dung tốt, lành mạnh!”.
 
“Gần nhà em có bạn bị hành hạ”
 
Một trong những quyền của trẻ em rất ý nghĩa là được vui chơi, học hành và chăm sóc sức khỏe nhưng nhiều học sinh tâm sự các em rất đau xót khi hằng ngày vẫn thấy hình ảnh các em nhỏ phải đi ăn xin, nằm lê la trên các bến phà, hè phố. Em Trần Quỳnh Như (học sinh Trường Thực hành Sư phạm TP) kể: “Gần nhà con có một em nhỏ ban ngày đi ăn xin, tối về còn bị người nuôi la mắng, đánh đập. Mong sao các cô chú lãnh đạo TP hãy xây thêm nhiều trường bảo trợ xã hội để các bạn có điều kiện vui chơi, học tập”. Kể lại hình ảnh trẻ em ăn xin ở Bến phà Bình Khánh mà thường ngày em phải chứng kiến, Lê Tiểu My hỏi: “Quyền trẻ em vẫn còn bị xâm hại. TP có biện pháp gì để giải quyết tình trạng này, đặc biệt là trong năm 2011 - Năm Vì trẻ em?”.
 
Vấn đề kẹt xe, ngập nước và bộ mặt đô thị TP chưa văn minh... cũng được các em phản ánh thẳng thắn. Em Nguyễn Nhật Quang, CLB Bảo vệ môi trường Báo Khăn Quàng Đỏ, so sánh: “Cây xanh cao to chỉ tập trung ở khu vực quận 1, còn các quận - huyện xa hơn thì hầu như rất ít”. Em Quang mô tả rằng buổi chiều em đi học về thường chỉ thấy khói bụi như sương mù và em mong TP cần dãn dân ra ngoại thành và xây dựng công viên để giảm lượng khí thải vào môi trường.
 
Đầy ý nghĩa
 
Dù vẫn còn nhiều cánh tay của các em giơ lên nhưng vì thời gian không còn nên chủ tọa chương trình - bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch HĐND TP, đã phát biểu kết thúc. Với  45 ý kiến phát biểu và 35 thông điệp về “Năm Vì trẻ em” được các em gửi tới chương trình, bà Thảo nhận định những ý kiến, tâm tư và hiến kế của các em rất có ý nghĩa với chính quyền và lãnh đạo TP. UBND TP sẽ triển khai ngay những công việc cho trẻ em  mà HĐND TP đã thông qua trong Nghị quyết về trẻ em năm 2011.
 

“Hãy làm nhiều việc tốt cho trẻ em”. Thông điệp này được bà Thảo phát động và tất cả những người tham dự chương trình đều hưởng ứng.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo